Hàng rào sân thiền đố ai vượt được

Ngày đăng: 30-06-2020||

Nếu nói ngày xưa Đức Phật ngồi thiền thành đạo, cớ sao Lục tổ Huệ Năng thấy ai ngồi thiền liền cho ăn gậy, còn tổ Bồ Đề Đạt Ma ví ngồi thiền thành Phật giống như là mài ngói để thành gương soi.


 

Hai tác giả Hoàng Độ và Giao Hảo nêu ra:
 
Nghịch lý ở đây là đã chỉ rõ được  nhiều sai phạm từ viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, xong 10 cuốn với chủ đề thiền tông và huyền ký của Đức Phật, tuy đã được nhà xuất bản tôn giáo dừng cấp phép tái bản, xong vẫn nghiễm nhiên được các nhà xuất bản Hồng Đức hiện tại lại có thêm nhà xuất bản văn hóa văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh cấp phép xuất bản, rõ ràng việc ngưng cấp phép tái bản là chưa đủ đối với những hệ lụy từ sự phổ biến của loạt sách này.
 
 
Kính thưa quý vị và thưa hai vị tác giả Hoàng Độ và Giao Hảo kính mến!
 
1. Hai vị cho rằng 10 cuốn sách chủ đề thiền tông và huyền ký của Đức Phật của soạn giả Nguyễn Nhân là sai phạm theo ý kiến từ việc nghiên cứu khoa học Việt nam, xin thưa nếu vậy tại sao trên trang chủ trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam số 73 quán xứ Hà Nội phatgiao.org.vn có đăng cuộc đời và kệ ngộ đạo của các vị tổ Thương Na Hòa Tu, Phật Đà Nan Đề, Ma Ha Ca Diếp, Hiếp Tôn Giả, Mã Minh, Phú Na Dạ Xoa lần lượt vào các ngày 26 tháng 3, ngày 8 tháng 4, 12 tháng 4, 18 tháng 4 và 28 tháng 4 tất cả nội dung này đều lấy trong quyển số 8 trong loạt sách về thiền tông của soạn giả Nguyễn Nhân, nếu là sai phạm cớ sao trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam lại phổ biến nội dung này với lời lẽ rất hết sức ca ngợi về nội dung.
 
2. Nhà xuất bản tôn giáo dừng việc cấp phép tái bản vì lý do nào đó là chuyện của họ, việc dừng này không có nghĩa là sách bị sai phạm hoặc cấm không cho nhà xuất bản khác xuất bản được, ví như vàng đưa đến tay anh mà anh chê, thì không thể cấm người ta đón nhận vàng được, thực là phi lý. Trong bài viết có nói đến nhà nghiên cứu Hoằng Quảng đã chỉ ra chổ sai phạm của bộ sách thiền tông. 
 
Trích đoạn Video nhà nghiên cứu Hoằng Quảng.
 
Vậy trước hết chúng tôi cùng quý vị khán giả ở đây xin được kiểm tra năng lực của nhà nghiên cứu Hoằng Quảng bằng cách hỏi một số câu hỏi sau, mong nhà nghiên cứu hãy chứng minh trình độ chuyên môn hiểu biết về thiền tông của mình, trong việc thẩm định bộ sách thiền tông của soạn giả Nguyễn Nhân các câu hỏi như sau :
 
1. Nhà nghiên cứu Hoằng Quảng có được bao nhiêu năm nghiên cứu và tìm hiểu về pháp môn thiền tông của đạo Phật, nhà nghiên cứu đã có từng thực tập pháp thiền này chưa ?
 
2. Xin nhà nghiên cứu Hoằng Quảng giải thích giúp chúng tôi danh từ thiền viện bắt nguồn từ đâu ? Tu viện có từ khi nào ? Đây có phải là của đạo Phật không?
 
3. Các cụm từ: kiến-văn-giác-tri trong kinh nói là muốn chỉ lên điều gì ?
 
4. Trong câu chuyện về lịch sử của Đức Phật có hình ảnh chiếc bát chảy ngược dòng suối, vậy xin nhà nghiên cứu hãy chỉ giúp chúng tôi ý nghĩa của việc chảy ngược này là như thế nào ?
 
5. Nếu nói ngày xưa Đức Phật ngồi thiền thành đạo, cớ sao Lục tổ Huệ Năng thấy ai ngồi thiền liền cho ăn gậy, còn tổ Bồ Đề Đạt Ma ví ngồi thiền thành Phật giống như là mài ngói để thành gương soi.
 
6. Trong kinh có nói: một bước đến đất Như Lai, vậy xin hỏi nhà nghiên cứu Hoằng Quảng đất Như Lai là đất nào ? Nó ở đâu ? Làm sao mà một bước đến đất đó?
 
7. Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Đức Phật có dạy: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh", đồng nghĩa chúng tôi và nhà nghiên cứu Hoằng Quảng đều có Phật tánh, vậy xin hỏi nhà nghiên cứu Hoằng Quảng Phật tánh của nhà nghiên cứu Hoằng Quảng nó ra làm sao ? Làm sao để nhận ra Phật tánh đó ?
 
8. Trong kinh Kim Cang Đức Phật có dạy :
 
"Nhược dĩ sắc kiến ngã
 
Dĩ âm thanh cầu ngã
 
Thị nhân hành tà đạo
 
Bất năng kiến Như Lai"
 
Xin nhà nghiên cứu Hoằng Quảng giải thích giúp bốn câu này ?
 
9. Tổ Bồ Đề Đạt Ma có nói bốn câu : 
 
"Bất lập văn tự
 
Giáo ngoại biệt truyền
 
Trực chỉ nhơn tâm
 
Kiến tánh thành Phật.
 
Xin nhà nghiên cứu Hoằng Quảng từ bi giải thích rõ giúp chúng tôi bốn câu nói này?
 
10. Khi Đức Phật đản sanh có nói : "Thiên thương thiên hạ, duy ngã độc tôn", xin nhà nghiên cứu Hoằng Quảng giải thích giúp chữ ngã trong câu nói này là muốn đề cập đến cái gì ?
 
11. Trong kinh có nói đến cụm từ: tam giới tam thiên đại thiên thế giới, vậy xin nhà nghiên cứu Hoằng Quảng chỉ rõ giúp chúng tôi xem cấu trúc của một tam giới ra làm sao và tam thiên đại thiên thế giới là như thế nào? Nó ở đâu?
 
12. Xin nhà nghiên cứu Hoằng Quảng cho chúng tôi biết quá trình hình thành trái đất là như thế nào?
 
13. Trong kinh Pháp Bảo đàng Lục Tổ Huệ Năng có dạy thiền tông ra đời phá tà tông, vậy xin hỏi nhà nghiên cứu Hoằng Quảng chứ tà tông là tông nào? Rồi chánh tông là tông nào?
 
14. Trong kinh Thủ Lăng nghiêm Đức Phật bảy lần chỉ ra tánh thấy và tánh nghe cho ngài A Nan, thế mà ngài không nhận ra, chắc hẳn nhà nghiên cứu Hoằng Quảng đã nhận ra tánh thấy và tánh nghe này, vậy xin ông từ bi chỉ dạy cho tánh thấy và tánh nghe này của chúng tôi được không?
 
15. Trong Bát Nhã Tâm Kinh Đức Phật có dạy Bát Nhã Ma La Mật Đa Tâm Kinh này là mẹ sinh ra Chư Phật, vậy xin nhà nghiên cứu Hoằng Quảng vui lòng giải thích cho chúng tôi là vì sao Bát Nhã lại là mẹ sinh ra Chư Phật?
 
16. Trong kinh Duy Ma Cật có cư sĩ Duy Ma Cật, tuy ông chỉ là hàng cư sỹ, vậy thế tại sao các hàng thượng thủ như Ma Ha Ca Diếp,  Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất, Tu Bồ Đề, Ca Chiên Diên, Bồ Tát Văn Thù vv… tất cả đều sợ và cứng họng khi bị cư sĩ Duy Ma Cật hỏi, vì vậy họ đều không mảy may dám đến đối chất với cư sĩ Duy Ma Cật, vậy xin nhà nghiên cứu Hoằng Quảng tìm tòi và suy nghĩ giải thích xem cư sĩ Duy Ma Cật lấy kiến thức đó ở đâu? Hình ảnh của một cư sỹ mà làm cứng họng hết đối với tất cả đại đệ tử của Đức Phật muốn nói lên điều gì?
 
17. Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương Đức Phật có dạy: "Cúng dường một ngàn vị Phật không bằng cúng dường một vị Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng", vậy xin nhờ nhà nghiên cứu Hoằng Quảng cho biết: vị Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng này là vị nào, làm sao để cúng dường cho vị ấy?
 
18. Ngày xưa thời của Đức Phật chưa có micro, vậy bằng cách nào mà Đức Phật giảng pháp cho hàng ngàn đệ tử ngồi ở dưới nghe được, vậy xin nhà nghiên cứu Hoằng Quảng từ bi giải thích cho chúng tôi được hiểu thuận lý và khoa học ở chổ này ?
 
19. Người ta nói đạo Phật là đạo giác ngộ, vậy chứ xin nhà nghiên cứu giải thích giúp chúng tôi giác ngộ là giác cái gì? Và cái gì giác?
 
20. Ngày nay các vị giảng rất nhiều về đạo Phật, vậy chứ xin hỏi nhà nghiên cứu Hoằng Quảng chữ Phật này nghĩa là gì?
 
21. Nguồn gốc chùa đồng trên núi Yên Tử Quảng Ninh có từ khi nào? Ai xây dựng nên và xây để làm gì?
 
22. Lý do gì các chùa ở miền bắc xưa lại thờ tượng Phật cầm hoa sen, họ tu theo pháp môn nào mà thờ tượng Phật cầm cành hoa sen, xin nhà nghiên cứu Hoằng Quảng giải thích giúp?
 
23. Lý do gì các chùa từ Việt Nam, đa số tổ đều thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma, vậy xin nhà nghiên cứu giải thích giúp cách tu của vị tổ này là như thế nào? 
 
24. Trong ba lần tổ chức đại lễ Vesak tại Việt Nam ở tiết mục nào nói lên tinh hoa của đạo Phật?
 
25. Lý do gì ngày nay mỗi thầy dạy mỗi kiểu, mà không thầy nào dạy giống thầy nào?
 
26. Trên mạng hiện nay xuất hiện tràn lan hai từ tà đạo, vậy xin nhà nghiên cứu Hoằng Quảng thử phân tích giúp chúng tôi chữ này có nghĩa là gì? Ai đang làm việc tà đạo?
 
vv…
 
Trên đây là 26 câu hỏi chúng tôi thắc mắc, mong muốn nhà nghiên cứu Hoằng Quảng trả lời và gởi email cho chúng tôi, địa chỉ email của chúng tôi là lauranguyen@gmail.com, chúng tôi xin nói cho nhà nghiên cứu Hoằng Quảng rõ khi nào nhà nghiên cứu trả lời cho chúng tôi và quý vị ở đây được thông rõ 26 câu hỏi trên, thì mới nên đến gặp soạn giả Nguyễn Nhân và ban quản trị chùa thiền tông Tân Diệu để đối chất về tinh hoa của đạo Phật. Vì sao vậy? Vì 26 câu hỏi trên chỉ là một phần nhỏ trong số những gì được gọi là tinh hoa của tinh hoa đạo Phật để lại, được xếp là hàng rào của sân thiền học mà thôi chứ chưa được vào nhà thiền, hơn nữa việc đối chất trực tiếp giữa hai bên nếu có là hỏi phải đáp liền, không phải suy nghĩ một mảy may nào, mà phải trả lời sao cho thật thuận lý chứ không phải ngồi đó mà trích lục trong kinh điển, rồi suy  luận ra để nói đâu, điều này trong kinh gọi là biện tài vô ngại đó thưa nhà nghiên cứu Hoằng Quảng.
 
 


Thiền Tông Thất Miền Trung

Địa chỉ: P.Nhơn Phú - TP.Quy Nhơn - Bình Định

Email: thientong2013@gmail.com