Giới thiệu

Ngày đăng: 04-10-2018||


TIỂU SỬ CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
********
* Tôi tên là Nguyễn Công Nhân, sanh 1938, tại Chợ Lớn
* Là thiền gia soạn giả Nguyễn Nhân
* Chủ chùa, cũng gọi là Viện chủ chùa Thiền tông Tân Diệu
* Tôi xin kể tiểu sử ngôi chùa Thiền tông Tân Diệu này như sau:
Một: Vào năm 1950, mẹ tôi là Trần Thị Liệu, đạo danh là thiền sư ni Đức Thảo, được Thiền sư Thích Đức Hà, tặng cho 4 quyển sách, gồm:
1/ Quyển “Tập Huyền Ký” của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền theo dòng Thiền tông, “Bí kiếp” giải thích pháp môn Thiền tông học này.
2/ Quyển “Đức vua Trần Nhân Tông dạy con cách giữ nước, tín ngưỡng và sự thật nơi trái đất này”.
3/ Quyển “Đức Phật dạy tu Thiền tông”.
4/ Quyển “Cuộc đời và ngộ đạo của 36 vị Tổ Thiền tông Ấn Độ - Trung Hoa – Việt Nam”
* Mẹ tôi đọc 4 quyển sách này, bà đã lãnh lội được lời của Đức Phật dạy.
* Ngày 15-10-1956, mẹ tôi xin ông bà ngoại miếng đất và xin phép chính quyền thời đó dựng lên ngồi chùa Thiền tông Tân Diệu này, lấy danh hiệu như sau:
CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU
THIỀN TÔNG VIỆT NAM
TU THEO PHÁP MÔN THỨ 6 LÀ THIỀN TÔNG CỦA ĐỨC PHẬT
VÀ VUA TRẦN NHÂN TÔNG
* Khi xây dựng chùa xong, mẹ tôi có nói cho nhiều người biết về pháp môn Thiền tông này, nhưng bị những người đến nghe bảo mẹ tôi là “Bà sư khùng!”.
* Hai năm nói không ai chịu nghe mà còn chửi mẹ tôi.
* Vì vậy, ngày 15-10-1958, mẹ tôi có dạy:
* Pháp môn Thiền tông là pháp môn thứ 6 mà Đức Phật dạy, truyền ngoài kinh điển thông thường. Đây được xem là “Quốc Bảo” cho quốc gia nào có được. Nước Việt Nam ta là nước may mắn nhất trên Thế giới có được pháp môn thứ 6 này.
- Nước Việt Nam ta hiện đang bị người Pháp xâm chiếm.
- Toàn dân ai cũng phải lo đánh đuổi quân Pháp
- Nên pháp môn Thiền tông này không phổ biến ra được.
- Trong tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông 
phổ biến và công bố ra phải tuần tự như sau:
1/ Đến đời mạt pháp, Long Nữ ở đất Rồng, của nước Rồng nhận được, mà trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Như Lai có dạy ẩn ý nơi phẩm thứ 12 là “Long Nữ dạy thành Phật”. Tức người nữ ở đất Rồng của nước Rồng dạy thành Phật. Đức Phật ám chỉ mẹ là “Long Nữ ở đất Rồng của nước Rồng”. Vì sao nước ta gọi là nước Rồng? Vì Đức Lạc Long Quân gọi nước Văn Lang là nước của con Rồng, nên Đức Phật mới gọi nước ta là nước Rồng.
2/ Tập Huyền Ký này, đến đời Mạt thượng pháp, con Long Nữ sẽ phổ biến và cho công bố ra tại đất Rồng. Con Long Nữ chính là con đó. Vì theo trong tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông Đức Phật có dạy rõ như vậy. Nên Đức Phật có kèm theo tập Huyền Ký này một “Bí kiếp” của đạo Phật nói chung, còn nói riêng là pháp môn Thiền tông học này.
- Người nào đọc Tập Huyền Ký này mà không có “Bí kiếp” hướng dẫn thì người này chỉ hiểu bề nổi của Tập Huyền Ký này mà thôi.
3/ Hôm nay, là ngày 15-10-1958, mẹ hành lễ truyền “Bí mật Thiền tông” và “Phong Thiền tông gia” cho con để gánh trọng trách này.
4/ Con đọc tập Huyền Ký và Bí kiếp của Đức Phật kèm theo, con sẽ hiểu tất cả những lời dạy của Như Lai dù ẩn ý hay không ẩn ý.
5/ Con tuần tự làm 4 việc như sau:
- Một là, phổ biến pháp môn Thiền tông này ra bằng sách. Con xin xuất bản cho hợp pháp.
- Hai là, giải đáp cho độc giả khi họ thắc mắc. Xin phép chính quyền để đúng luật pháp.
- Ba là, khi con xuất bản quyển Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông, con phải xin phép nhiều nhà Xuất bản để vững vàng về pháp lý. Vì khi Tập Huyền Ký này được công bố ra sẽ làm đảo lộn sự hiểu biết của con người từ trước tới nay. Do đó rất nguy hiểm cho con. Con phải xin phép Chính quyền và Giáo hội Phật giáo để pháp lý được đầy đủ.
- Bốn là, khi Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông được công bố ra, có những dạng người sau đây làm lệch và phá Tập Huyền Ký này, như:
     - Họ tuyên bố là họ tu theo pháp môn Thiền tông, chứng được cái này, chứng được cái kia. Mục đích của những người này nói như vậy là để kiếm danh và tiền. Những người này sẽ phá hoại pháp môn Thiền tông này đó.
     - Có rất nhiều người bị mất quyền lợi, họ cấu kết với nhau triệt tiêu cho bằng được pháp môn thiền tông học này.
Vâng lời mẹ tôi, nên tôi không dám nói với ai về sự hiểu biết đạo Phật của tôi.
 
Mẹ tôi đặt danh chùa Thiền tông Tân Diệu có ý nghĩa như sau:
Thiền tông: Pháp môn Đức Phật truyền ngoài kinh điển phổ thông với 4 câu như sau:
1. Bất lập văn tự
2. Giáo ngoại biệt truyền
3. Trực chỉ chân tánh
4. Kiến tánh thành Phật
Mẹ tôi dạy ý nghĩa 4 câu này:
1. Không viết thành văn tự. Người ngộ đạo tự họ biết.
2. Giáo lý này đặc biệt truyền cho người nào Kiến bằng Tánh Phật thanh tịnh.
3. Như Lai chỉ thẳng chân tánh của mỗi người. Khi nào con công bố Tập Huyền Ký ra thì tất cả người đọc họ đều biết được Tánh Phật của mình.
4. Khi biết được Tánh Phật, họ sẽ biết được công thức trở về Phật giới là thành Phật.
Tân: Mẹ tôi lấy chữ xã Tân Mỹ
Diệu: Mẹ tôi thấy pháp môn này quá mầu nhiệm nên lấy chữ Diệu.
Sau 2 năm cất chùa ra, Mẹ tôi không giúp được người nào hiểu được pháp môn Thiền tông học này, nên Mẹ tôi có xem kỹ Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông, bà mới pháp hiện lời của Đức Phật về phổ biến và công bố Tập Huyền Ký này phải qua tuần tự 12 giai đoạn như sau:
 
Giai đoạn 1: Khi nào loài người văn minh lên thật cao, thì mới từ từ phổ biến ra, không vội, thứ tự như sau:
- Phải xây dựng lên một ngôi chùa hoàn chỉnh đúng theo phong cách Thiền mà Như Lai nhờ 36 vị Tổ Thiền tông truyền đi.
- Chánh điện chùa phải ghi cho được câu: “Chánh điện Thiền tông”.
- “Tu theo Thiền tông cốt để thành Phật”.
- Điện Tổ Thiền tông phải ghi câu: “Ba vị Tổ Thiền tông kỳ đặc của 3 quốc gia: Ấn Độ - Trung Hoa - Việt Nam”.
- Cổng chùa phải ghi câu “Chuyên dạy giải thoát”
 
Giai đoạn 2: Bắt đầu phổ biến pháp môn Thiền tông học này từ cơ bản tới chuyên sâu.
 
Giai đoạn 3: Bắt đầu cấp giáy giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” cho người hiểu căn bản pháp môn Thiền tông. 
 
Giai đoạn 4: Người nào được cấp giấy giác ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, mà trong Tánh Phật của họ có:
1. Kệ lưu xuất ra ít nhất 12 câu: Nói lên được chỗ sâu mầu của pháp môn Thiền tông học này.
2. Có bài văn giải trình về pháp môn Thiền tông học này: Đạt chuẩn Thiền tông
3. Trả lời 26 câu hỏi mà Đức Phật quy định trong pháp môn Thiền tông: Đạt trên 60%
Nếu người này có yêu cầu con hành lễ truyền “Bí mật Thiền tông” cho họ, thì con đứng ra tổ chức lễ truyền “Bí mật Thiền tông” cho họ đúng theo lời dạy của Đức Phật truyền trong Tập Huyền Ký của Như Lai, mà Đức Phật hành lễ truyền cho ông Ma Ha Ca Diếp làm Tổ Thiền tông đời thứ nhất, mà mẹ đã giao cho con quyển: “Cuộc đời và ngộ đạo của 36 vị Tổ Thiền tông: Ấn Độ - Trung Hoa và Việt Nam”.
 
Giai đoạn 5: Người nào được truyền “Bí mật Thiền tông”, mà giúp cho trên 30 người giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”, trên 15 người đạt được “bí mật Thiền tông”, con hãy “Phong Thiền tông gia” cho họ.
 
Giai đoạn 6: Người nào có đủ Tâm – Tài – Lực xây dựng nổi một ngôi chùa Thiền tông, mà không nhận của ai một đồng nào, được Chính quyền và Giáo hội Phật giáo Việt Nam công nhận, con cấp cho họ Bằng Công nhận đủ tư cách điều hành ngôi chùa Thiền tông.
 
Giai đoạn 7: Khi đã có được một số người:
1. Giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”, gọi là “Phật tử Thiền tông”
2. Đạt được “Bí mật Thiền tông”, gọi là “Phật gia Thiền tông”
3. “Phong Thiền tông”, gọi là Thiền tông gia.
 
Giai đoạn 8: Khi các phần nói trên, con thực hiện được đạo chuẩn Thiền tông
 
Giai đoạn 9: Con xin phép Chính quyền và Giáo hội Phật giáo Việt Nam xin công bố Tập Huyền Ký này ra.
 
Giai đoạn 10: Khi công bố Tập Huyền Ký này ra, sẽ có rất nhiều người đến hỏi con. Con xin phép Chính quyền và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đứng ra trả lời cho những người thắc mắc về pháp môn Thiền tông học này.
 
Giai đoạn 11: Khi các phần nói trên con thực hiện được ổn định. Con kính mời:
Chính quyền các cấp của tỉnh Long An
Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp tỉnh Long An
Đến chứng kiến con hành lễ truyền Bí mật Thiền tông, để Chính quyền và Giáo hội Phật giáo đánh giá về pháp môn Thiền tông học này.
 
Giai đoạn 12: Con kính mời:
1. Chính quyền các cấp của tỉnh Long An
2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp tỉnh Long An
Đến chất vấn con về pháp môn Thiền tông học này
* Để Chính quyền và Giáo hội Phật giáo Việt Nam chứng kiến về sự hiểu biết và tổ chức hành lễ các phần của con có đạt chuẩn không.
* Nếu Chính quyền và Giáo hội Phật giáo Việt Nam chấp thuận cho con tiếp tục điều hành ngôi chùa Thiền tông Tân Diệu này, thì con xin Chính quyền và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp phép cho con hoạt động đúng Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
* Còn chính quyền và giáo hội Phật giáo Việt Nam thấy con thực hiện không đạt chuẩn, thì con giao pháp môn Thiền tông học này cho Chính quyền và Giáo hội Phật giáo Việt nam tùy nghi phổ biến.
 
* Nhiệm vụ của con đến đây đã hoàn thành.
 
Mẹ dạy tôi các phần nói trên xong, nên ngày 15-10-1958, Mẹ tôi tổ chức hành lễ truyền “Bí mật Thiền tông” và “Phong Thiền tông gia” cho tôi và gọi tôi là “Thiền gia Nguyễn Nhân”. Để tôi nắm vững cung cách truyền “Bí mật Thiền tông” và nhiều vấn đề khác, thay mặt mẹ tôi phổ biến và công bố Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông và dạy thêm tôi:
1. Khi nào Việt Nam thống nhất.
2. Đến đời “Minh Triết” con xin phép sửa chữa ngôi chùa Thiền tông Tân Diệu này lại
3. Tuần tự phổ biến pháp môn Thiền tông học này bằng sách
4. Khi nào có nhiều người hiểu pháp môn Thiền tông học này, con cấp giấy cho họ giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” 
5. Người đủ tiêu chuẩn truyền “Bí mật Thiền tông”, con đứng ra hành lễ truyền “Bí mật Thiền tông” cho họ.
6. Người nhiệt tình và đầy đủ như quy định trong Tập Huyền Ký, con hành lễ “Phong Thiền tông gia” cho họ
7. Người nào có đủ Tâm – Tài – Lực, tự xây cất được ngôi chùa Thiền tông hợp pháp, con cấp Bằng Công nhận cho họ. Tất cả mẫu đều có trong Tập Huyền Ký này.
 
**********
 
Những lời mẹ dạy tôi nhớ rõ trong lòng, đến năm 1960, Phong trào Đồng Khởi ở tỉnh Bến Tre nổi lên chống Chính quyền Ngô Đình Diệm. Mật vụ Ngô Đình Diệm lùng bắt những Chiến sỹ Cách mạng không chịu tập kết ra miền Bắc Việt Nam theo Hiệp định Geneve, giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và vua Bảo Đại. 
- Cậu bảy ruột của tôi là ông Trần Văn Trừ, ủy viên tỉnh Long An, yêu cầu tôi 2 việc như sau:
Một: Cho 20 chiến sỹ Cách mang, cạo đầu, giả làm Thầy tu ở trong chùa Thiền tông Tân Diệu này, để tránh những tên Mật vụ của Ngô Đình Diệm bắt.
Tôi đồng ý, đề cử anh hai Nguyễn Văn Bảnh, làm sư Trụ trì, quản lý chùa.
Em tôi Trần Văn Trung, làm thư ký, liên lạc Chính quyền và Giáo hội Phật giáo tỉnh Hậu Nghĩa.
Riêng tôi, chạy vòng ngoài ngoại giao với những người có thế lực thời đó ở tỉnh Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa và xã Tân Mỹ
Mục đích của tôi là, làm quen với những người này, để họ không để ý đến chùa Thiền tông Tân Diệu, để anh em Chiến sỹ Cách mạng ở trong chùa được yên.
 
 
Công lớn bảo hộ ngôi chùa Thiền tông Tân Diệu này là của 2 người:
Một là, chú ba tôi là ông Nguyễn Văn Chấm, là người có thế lực nhất ở tỉnh Hậu Nghĩa và huyện Đức Hòa, thời đó.
Hai là, em tôi là Đại úy Tuyên úy Phật giáo: Thượng tọa Thích Quảng Thọ, thế danh Biện Văn Khánh. Chánh đại diện Phật giáo tỉnh Hậu Nghĩa.
 
- Năm 1962, tôi bị nghi là nuôi Cách mạng trong chùa. Nên trung úy Tô Văn Hiến, là huyện Trưởng Đức Hòa thời đó, mời tôi đến huyện Đức Hòa để hỏi tôi về số người tu sỹ quá đông ở chùa Thiền tông Tân Diệu, họ nghi là Việt Cộng ẩn trong chùa.
Tôi có trình bày:
- Những vị tu sỹ trong chùa, họ không muốn bị bắt lính, nên họ đi tu.
- Tôi là Chủ chùa này, không từ chối được, nên bắt buộc tôi phải cho họ vào tu. Vì trong luật pháp có nêu rõ ràng: “Người tu sỹ các Tôn giáo được miễn động viên vào quân đội”.
- Cũng may, tôi nhờ người liên lạc với chú ba tôi là ông Nguyễn Văn Chấm, người có danh tiếng và thế lực nhất ở huyện Đức Hòa và tỉnh Hậu Nghĩa thời đó, cũng như em tôi là Đại úy Tuyên úy Phật giáo, Thượng tọa Thích Quảng Thọ, thế danh Biện Văn Khánh. Chánh đại diện Phật giáo tỉnh Hậu Nghĩa. Hai người này bảo lãnh tôi, nên tôi mới được Trung Úy Tô Văn Hiến thả ra. Nếu không có 2 người này bảo lãnh, các thuộc hạ của Trung Úy Tô Văn Hiến hỏi tôi mãi, việc tôi nuôi các an hem Chiến sỹ Cách mạng ở trong chùa Thiền tông Tân Diệu này, thế nào rồi cũng bị lộ, thì hậu quả việc làm của tôi không thể nào lường trước hết được!
 
Hai: Nhà tôi ở Sài Gòn, nuôi 3 chiến sỹ Cách mạng mà cậu bảy tôi gửi, gồm:
1/Trần Văn Đạt, là con của cậu 9 tôi là Trần Văn Lương, ở xã Tân Mỹ, em ruột mẹ tôi. (Nay là liệt sỹ)
2/ Trần Thị Ánh Hồng, cũng là con của cậu 9 tôi. (Nay là liệt sỹ)
3/ Trần Văn Duyên, con của cậu út tôi là Trần Văn Phượng, ở xã Tân Mỹ, cũng em ruột mẹ tôi. (Nay là liệt sỹ).
Sau ngày giải phóng:
1/ Chú ba Nguyễn Văn Chấm, được Đảng và Nhà nước phân công đám nhận Giám đốc Bến xe Xa cảng Miền Tây.
2. Cậu bảy tôi là Trần Văn Trừ, được Đảng và Nhà nước phân công đảm nhận Giám đốc nhà máy in Phan Văn Mãng ở tỉnh Long An.
3/ Em Trần Văn Truông công tác ở đài Truyền hình tỉnh Long An.
4/ Thiếu tướng Lê Văn Thạo, hiện là Tư lệnh Biên phòng Tây Nam.
 
 
- Còn tôi có nghề chữa và trồng răng, nên ở nhà hành nghề tư, thường xuyên công tác cho 2 Mặt trận 479, 779, do Quân khu 7 chịu trách nhiệm.
- Ở TP.HCM, tôi công tác cho Mặt trận TP.HCM và quận Ba trên 35 năm
Nên được các Bằng khen và Giấy khen như sau:
- Kỷ niệm chương của Úy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam cấp.
- Rất nhiều Bằng khen và Giấy khen của Mặt trận 479 và 779 cũng như của Ủy ban nhân dân và các cấp của TP.HCM.
- Tất cả giấy tờ này tôi có photo trình cho xã Tân Mỹ và huyện Đức Hòa.
⭐ Lý do gì mà tôi đứng ra phổ biến và truyền Thiền tông cho người đạt được?
* Theo lời dạy của mẹ tôi
- Pháp môn Thiền tông học này rất khoa học, thực tế, được xem là Tinh hoa của đạo Phật. May mắn cho Việt Nam ta có 3 vị tu:
Một là vua Trần Nhân Tông.
Hai là Ngài Pháp Loa.
Ba là Ngài Huyền Quang.
- Ba vị này, tu theo pháp môn Thiền tông và được danh hiệu là “Tam Tổ Thiền Tông Trúc Lâm Yên Tử”.
* Nước Việt Nam ta là nước duy nhất trên thế giới có pháp môn Thiền tông của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông đã phổ biến và công bố tại đây.
 
 
⭐ Để thực hiện đúng lời của mẹ tôi dạy, nên tôi hành nghề trồng răng và chữa răng suốt 60 năm, có dư bao nhiêu tiền, tôi đem về xây lại ngôi chùa Thiền tông Tân Diệu này.
- Phổ biến pháp môn Thiền tông học này đúng với pháp luật của Nhà nước, nên tôi xuất bản 11 quyển sách nói về pháp môn Thiền tông, do 2 Nhà Xuất bản sau đây cấp phép:
- Một là, Nhà Xuất bản Tôn Giáo thuộc văn phòng Thủ tướng Chính phủ.
- Hai là, Nhà Xuất bản Hồng Đức thuộc Hội Luật gia Việt Nam.
* Khi tôi xin Công bố Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông. Được Chính quyền và Giáo hội Phật giáo cho phép.
* Nói tóm lại, tôi là gì cũng đúng với luật pháp Nhà nước quy định.
* Còn việc tôi đứng ra cấp giấy và truyền “Bí mật Thiền tông” cho người đạt được, tôi có hành thử mấy năm, đến đây đã đạt chuẩn.
⭐ Tôi dự định, tháng 6 năm 2018, thực hiện 3 phần:
- Một là, kính mời Chính quyền và Giáo hội Phật giáo Việt nam Liên Huyện Đức Hòa – Đức Huệ, đến dự, chứng kiến, đánh giá về pháp môn Thiền tông học này, có đúng là Tinh hoa của đạo Phật hay không.
- Hai là, khi Chính quyền và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Liên Huyện Đức Hòa – Đức Huệ đánh giá rồi. Nếu thấy pháp môn Thiền tông học này, thật sự là Tinh hoa của đạo Phật, thì cho công bố ra, Ban Quản trị chúng tôi xin phép Chính quyền và Giáo hội Phật giáo cấp phép hoạt động để đúng với Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo mà Quốc Hội đã ký ngày 18-11-2016. Có hiệu lực từ ngày 01-01-2018, để đúng với Luật pháp nhà nước.
- Ba là, con đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ và Chính quyền 3 cấp lập ra “Hội đồng kiểm định sự hiểu biết của con về pháp môn Thiền tông, xem coi con có đủ năng lực về pháp môn Thiền tông mà Đức Phật dạy” không?
Những vị trong Hội Đồng kiểm định này, gồm những:
1/ Vị Cao Tăng tu hành lâu năm đắc đạo.
2/ Hòa thượng hay Thượng tọa uyên thâm đạo Phật.
3/ Tiến sỹ hay Cử nhân Phật học.
4/ Những vị nghiên cứu Phật giáo cao sâu.
5/ Phóng viên Báo, Đài, v.v…
Đến chùa Thiền tông Tân Diệu kiểm định và chất vấn con về pháp môn Thiền tông học này, để đánh giá hư thực như thế nào.
 
Các phần nói trên con cố gắng thực hiện cho đúng.
 
**********
 
Sau đây là Tôn Chỉ - Cương Lĩnh và Nội Quy của pháp môn Thiền tông:
 
Tôn chỉ: (Có 3 phần) – Người tu pháp môn Thiền tông:
1/ Phải là người có đầu óc thực tế và khoa học.
2/ Phải là người đã thông 5 pháp môn ban đầu Đức Phật dạy.
3/ Phải là người không Kiến chấp.
 
★ Cương lĩnh: (Có 4 phần): - Người tu pháp môn Thiền tông:
1/ Không mê tín dị đoan
2/ Không làm tổn hại môi trường
3/ Không làm mất an ninh quốc gia
4/ Xem tổ quốc mình là tối thượng
 
★ Nội quy: (Có 7 phần): - Người tu theo pháp môn Thiền tông:
1/ Không lợi dụng pháp môn Thiền tông để chống phá nhà nước.
2/ Không lợi dụng pháp môn Thiền tông để kiếm tiền.
3/ Không tranh luận với ai
4/ Nếu có tranh luận, phải tổ chức đúng luật pháp quy định.
5/ Phổ biến bằng luật pháp.
6/ Người tổ chức hành lễ truyền Bí mật Thiền tông, phải tự bỏ tiền ra đài thọ:
- In ấn tài liệu.
- Tiếp khách.
- Ăn uống.
- Không nhận của bất cứ ai 1đồng nào, kể cả lời cảm ơn.
7/ Không khuyến khích ai tu theo pháp môn Thiền tông học này
Vì sao?
- Vì pháp môn này rất khó!
 
* Trên đây là 14 phần quan trọng: Tôn Chỉ - Cương Lĩnh và Nội Quy của pháp môn Thiền tông này mẹ dạy con.
 
Mẹ của con: Trần Thị Liệu, đạo danh Thiền sư ni Đức Thảo.
 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thiền Tông Thất Miền Trung

Địa chỉ: P.Nhơn Phú - TP.Quy Nhơn - Bình Định

Email: thientong2013@gmail.com