Chùa Thiền Tông Tân Diệu CÔNG BỐ 8 PHẦN TINH HOA CỦA ĐẠO PHẬT

Ngày đăng: 08-01-2020||

Quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông học này cực kỳ quan trọng, không phải ai cũng xuất bản được, mà Cơ quan hay người nào có đủ: Tâm – Tài – Lực, thì mới xuất bản được mà thôi.


 
Kính thưa các quý vị:
 
 Đạo Phật có Tinh hoa, nhưng Tinh hoa này suốt thời gian dài không chùa nào trình bày ra. 
 
 Từ năm 2.006, chùa Thiền tông Tân Diệu bắt đầu trình bày Tinh hoa này của đạo Phật. Đến năm 2.017, Tinh hoa đạo Phật này được:
 
     - 3 cấp Chính quyền của tỉnh Long An, huyện Đức Hòa, xã Tân Mỹ.
 
     - 2 cấp Giáo hội Phật giáo cũng của tỉnh Long An, liên huyện Đức Hòa – Đức Huệ. 
 
- Cho công bố Tinh hoa đạo Phật ra dưới dạng Huyền Ký của Đức Phật bí mật truyền theo dòng Thiền tông. Cũng đồng nghĩa Tinh hoa đạo Phật được trổ hoa tại “Đất Rồng” của “Nước Rồng”.
 
Đức Phật dạy:
 
    * Đạo Phật có 8 Tinh hoa, gồm:
 
1. Đạo Phật, chỉ có 6 pháp môn tu. Không phải có 8 muôn 4 ngàn pháp môn tu.
 
2. Đạo Phật, có 12 con đường Luân hồi và 01 con đường trở về Phật giới.
 
3. Trái đất là nơi Ngũ thú tạp cư và 01 loài Thực Vật.
 
4. Nguyên do gì có Nhân quả và Luân hồi?
 
5. Hình thành trái đất như thế nào và tuổi thọ là bao lâu, ai làm cho nó tan rã? 
 
6. Hình thành Thân và Tánh Người như thế nào?
 
7. Đạo Phật lập ra và để làm gì?
 
8. Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông. 
 
Kính thưa các quý vị:
 
- Tám phần Tinh hoa của đạo Phật như nói trên, Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi, trên 10 năm nay đã viết ra thành 11 quyển sách và cũng đã trả lời trên 6.000 câu hỏi của độc giả thắc mắc hỏi, nhưng không có một câu nào độc giả phản đối. Tinh hoa đạo Phật được phổ biến trên Mạng Thientong.com, được 2 hội:
 
1- Liên Hiệp Các Hội UNESCO Việt Nam.
 
2- Hội Di Sản Văn Hóa Việt Nam.
 
Hai Hội này biết được, có đề cử chuyên viên đến chùa Thiền tông Tân Diệu tìm hiểu, thấy rất đúng sự thật, nên Liên Hiệp Các Hội Unesco Việt Nam kết nạp chùa Thiền tông Tân Diệu làm thành viên kể từ ngày 12-12-2.019. Còn Hội Di Sản Văn Hóa Việt Nam có tặng cho chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi có 4 phần:
 
  Một là Kỷ Niệm Chương.
 
  Hai là Bằng khen.
 
  Ba là Mặt Trống đồng.
 
  Bốn là Tấm kiếng, Kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hội Di Sản Văn Hóa Việt Nam: 2004 – 2.019. 
 
Bốn phần nêu trên, là danh dự rất lớn cho chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi. Vì vậy, hôm nay chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi mới tổ chức trưng bày các phần nêu trên.  
 
Trước, để cám ơn chính quyền 3 cấp của tỉnh Long An, huyện Đức Hòa, xã Tân Mỹ, cũng như 2 cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam của tỉnh Long An và liên huyện Đức Hòa – Đức Huệ.
 
Vì nhờ các Cơ quan nêu trên giúp đỡ chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi công bố các phần Tinh hoa của Đức Phật dạy ra, sau 2.561 năm, để cho dân tộc Việt Nam và Thế giới biết.
 
Kính thưa các quý vị:
 
Trong Đạo Phật Thiền Tông có rất nhiều Tinh hoa. Nhân dịp này, Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi xin báo cáo ngắn gọn 8 phần Tinh hoa điển hình của đạo Phật như sau:
 
Tinh hoa 1
 
Đạo Phật có 6 pháp môn tu, gồm: 
 
1. Pháp môn Tiểu thừa, cũng gọi là Nam truyền hay Nguyên thủy:
 
  - Có tất cả là 37 pháp Quán. 
 
  - Thành tựu cao nhất là thành Thánh A La Hán, cũng gọi là Thánh Bất động.
 
2. Pháp môn Trung thừa, cũng gọi là Triết lý Phật Thích Ca:
 
  - Thành tựu cao nhất là thành Giảng sư đạo Phật.
 
3. Pháp môn Đại thừa, cũng gọi là Phát triển:
 
  - Thành tựu cao nhất là thành Kỹ sư đạo Phật.
 
4. Pháp môn Tịnh Độ tông, cũng gọi là Niệm Phật:
 
  - Thành tựu cao nhất là Vãng sanh lên nước Cực Lạc hưởng sung sướng tột cùng.
 
5. Pháp môn Mật Chú tông, cũng gọi là Niệm chú:
 
  - Thành tựu cao nhất: Khi còn sống, làm Thần Y trị bệnh. Sau khi chết được làm Thần.
 
6- Pháp môn Thiền tông, cũng gọi là Như Lai Thanh tịnh thiền:
 
  - Thành tựu cao nhất là trở về Phật giới, thành Phật.
 
Kính thưa các quý vị
 
Sáu pháp môn nêu trên:
 
- Có công thức tu thật rõ ràng.
 
- Có cách thờ phượng thật rõ rệt. 
 
Vị nào tu theo đạo Phật muốn tu theo pháp môn nào mà muốn đúng, thì xin liên lạc Ban tổ chức nhận sách. 
 
Tinh hoa 2
 
Đạo Phật có 12 con đường Luân hồi, 01 con đường trở về Phật giới, gồm: 
 
1- Luân hồi vãng sanh lên cõi Trời Vô sắc, để hưởng nghiệp phước Dương, thanh tịnh. 
 
2- Luân hồi vãng sanh lên cõi Trời Hữu sắc, để hưởng nghiệp phước Dương vui tươi, lung linh, rực rỡ.   
 
3- Luân hồi vãng sanh lên nước Cực Lạc, để hưởng nghiệp phước Dương, vui tươi thanh tịnh.  
 
4- Luân hồi vãng sanh lên cõi Trời Tứ Thiên Vương, để hưởng nghiệp phước Dương, điều hành Tam giới.   
 
5- Luân hồi vãng sanh lên cõi Trời Dục giới, để hưởng nghiệp phước Dương, mạnh mẽ. 
 
6- Luân hồi vãng sanh lên cõi Trời Ngọc Hoàng, để hưởng nghiệp phước Dương, trong lễ nghi, nghiêm trang và chuẩn mực. 
 
7- Luân hồi ở trái đất này, làm Thần, để kiểm soát Nhân quả và thực thi Nhân quả của con người.
 
8- Luân hồi ở trái đất này, làm loài Người.
 
9- Luân hồi ở trái đất này, làm loài Ngạ Quỷ.
 
10- Luân hồi ở trái đất này, làm loài Súc Sanh.
 
11- Luân hồi ở trái đất này, làm loài Địa Ngục.
 
12- Luân hồi ở trái đất này, làm loài Thực Vật.
 
13- Luân chuyển ra ngoài trái đất để trở về Phật giới.
 
* Mười ba phần này, là Tinh hoa thứ 2 của đạo Phật.
 
Tinh hoa 3
 
Địa cầu là nơi Ngũ thú tạp cư và Thực Vật, gồm: 
 
    1- Loài Thần. 
 
    2- Loài Người. 
 
    3- Loài Ngạ Quỷ. 
 
    4- Loài Súc Sanh.
 
    5- Loài Địa Ngục 
 
    Và Loài Thực Vật. 
 
Nhiệm vụ của mỗi loài
 
Loài Thần:
 
     * Có 4 đẳng cấp:
 
     1- Thần chủ Thế giới. 
 
     2- Thần chủ của mỗi Quốc gia. 
 
     3- Thần chủ Vùng của mỗi Quốc gia.
 
     4- Thần Thừa hành của mỗi Quốc gia. 
 
     Một: Thần chủ Thế giới có 2 nhiệm vụ:
 
     a- Cho Tánh Phật, từ Phật giới vào trái đất, mượn Thân và Tánh Người tạo Công đức, mang về Phật giới để định hình ra Ngôi nhà Pháp thân Thanh tịnh và Kim thân Phật.  
 
     b- Khi loài Người bước vào thời kỳ Đồ Đồng và phát minh ra chữ viết.
 
     - Lập ra đạo Thần, để hù dọa người nào có Tánh Tham lam quá mức. 
 
     Hai: Thần chủ của mỗi Quốc gia có 2 nhiệm vụ:
 
     a- Tiếp nhận đạo của Thần chủ Thế giới đem vào Quốc gia mình, để ai thích tu, họ tu.
 
     b- Nhận các lệnh khác từ Thần chủ Thế giới.
 
     Ba: Thần chủ Vùng của mỗi Quốc gia có 2 nhiệm vụ:
 
     a- Nhận các lệnh từ Thần chủ Quốc gia.
 
     b- Phân công việc cho Thần Thừa hành.
 
     Bốn: Thần Thừa hành của mỗi Quốc gia có 3 nhiệm vụ:
 
     a- Làm theo sự phân công Thần Vùng của Quốc gia.
 
     b- Quản lý Tánh Phật mượn Thân và Tánh Người tạo Công đức hay tạo Nghiệp.
 
     c- Thực thi Nhân quả, do Tánh Phật mượn Thân và Tánh Người tạo ra.
 
Nhiệm vụ của loài Người:
 
Loài Người có 4 đẳng cấp, gồm: 
 
     a- Người chủ của mỗi Quốc gia. 
 
     b- Người chủ Vùng của mỗi Quốc gia. 
 
     c- Người chủ Địa Phương.
 
     d- Người thừa hành của mỗi Địa phương. 
 
     Một: Người chủ của mỗi Quốc gia có 2 nhiệm vụ:
 
    a- Quản lý Quốc gia mình.
 
    b- Triệu tập đại diện Nhân dân viết ra Hiến pháp, các Bộ luật và Luật pháp, để cho Nhân dân sống đúng với Hiến pháp và Pháp luật của Quốc gia.
 
     Hai: Người chủ Vùng của mỗi Quốc gia có 2 nhiệm vụ:
 
     a- Nhận lệnh từ Người chủ Quốc gia.
 
     b- Truyền đạt những gì mà Người chủ Quốc gia chỉ thị xuống Địa phương.
 
     Ba: Người chủ Địa phương có 2 nhiệm vụ:
 
     a- Tiếp nhận lệnh của Người chủ Vùng truyền xuống Địa phương.
 
     b- Kiểm soát Người Thừa hành thực hiện lệnh Người trên chỉ thị.
 
     Bốn: Người thừa hành có 3 nhiệm vụ:
 
     a- Làm theo sự phân công của Người trưởng Địa phương.
 
     b- Quản lý và kiểm soát Nhân dân Địa phương mình. 
 
     c- Thực thi Luật pháp của Quốc gia, nếu Nhân dân nào vi phạm.
 
Nhiệm vụ của  loài Ngạ Quỷ
 
     * Loài Ngạ Quỷ có 4 đẳng cấp, gồm: 
 
     a- Ngạ Quỷ chúa Thế giới. 
 
     b- Ngạ Quỷ Chúa của mỗi Quốc gia. 
 
     c- Ngạ Quỷ Chúa Vùng của mỗi Quốc gia. 
 
     d- Ngạ Quỷ Thừa hành của mỗi Quốc gia. 
 
     Một: Ngạ Quỷ Chúa Thế giới (Đức Phật gọi là Thánh Chúa Thế giới), có 6 nhiệm vụ: 
 
     a- Lập ra Đạo lớn phía Đông trái đất.
 
     b- Lập ra Đạo lớn phía Tây trái đất.
 
     c- Lập ra Đạo lớn phía Nam trái đất.
 
     d- Lập ra Đạo lớn phía Bắc trái đất.
 
     e- Chấp thuận cho Tánh Phật từ Phật giới vào loài Người mượn Thân và Tánh Người tạo Công đức.
 
     f- Ra lệnh Thánh Chúa của mỗi Quốc gia phải làm theo lệnh của mình.
 
     Hai: Thánh Chúa của mỗi Quốc gia có 3 nhiệm vụ:
 
     a- Tiếp nhận các Đạo của Thánh Chúa Thế giới đem vào Quốc gia mình, ai tin họ tu.
 
     b- Thực hiện theo lệnh của Thánh Chúa Thế giới.
 
     c- Chỉ thị cho Thánh Chúa Vùng của Quốc gia hành theo lệnh của mình.
 
      Ba: Thánh Chúa Vùng của mỗi Quốc gia có 2 nhiệm vụ:
 
     a- Nhận lệnh từ Thánh Chúa Quốc gia. 
 
     b- Phân công Thánh Thừa hành làm việc. 
 
     Bốn: Thánh Thừa hành của mỗi Quốc gia có 3 nhiệm vụ:
 
     a- Làm theo sự phân công của Thánh Vùng. 
 
     b- Nhập Tượng, hay Hình thờ, mà Chủ Cơ sở thỉnh nhập vào làm chuyện linh thiêng.
 
     c- Đến đời Mạt thượng pháp, khi quyển Huyền Ký của 01 vị Phật được công bố ra, làm Hoa Tiêu giả, để gạn lọc những Trung Ấm Thân mang Công đức trở về Phật giới, mà còn nghe lời ngon ngọt của loài Thánh ở trái đất này.
 
Nhiệm vụ của loài Súc Sanh:  
 
* Loài Súc Sanh có 2 nhiệm vụ:
 
     a- Làm thức ăn cho muôn loài.
 
     b- Trả Nhân quả khi làm Người mang nghiệp sát hại Súc Sanh.
 
 Nhiệm vụ của loài Địa Ngục:  
 
 * Chỉ trả Nhân quả 4 trường hợp:
 
     a- Gây trọng tội.
 
    b- Đạo của Như Lai có 6 pháp môn tu thật rõ ràng, thực tế và khoa học. Làm Thầy, không chịu học, để dạy người khác, mà nói chuyện mê tín dị đoan. 
 
     c- Năm pháp môn tu, có chứng, có đắc ở Thế giới và Tam giới này, mà nói là Giải thoát. 
 
    d- Như Lai dạy pháp môn thứ 6 là Giác ngộ và Giải thoát, Môn đồ của Như Lai không chịu học, mà học những chuyện khác để kiếm tiền.
 
Bốn phần trên dẫn người tu vào Địa Ngục sống.
 
Loài Thực Vật có 2 nhiệm vụ:  
 
a- Làm thức ăn cho muôn loài.
 
b- Trả Nhân quả khi làm Người mang nghiệp lừa gạt:
 
     1) Không phải Tổ sư Thiền, mà tự xưng mình là Tổ sư thiền.
 
     2) Không phải Thiền sư, mà tự xưng mình là Thiền sư.
 
     3) Không phải Giảng sư, tự xưng mình là Giảng sư.
 
     - Đi đây đi đó giảng đạo, mục đích cũng vì danh và tiền, nên sau khi chết làm loài Thực vật để trả nghiệp vì hám danh mê tiền vậy! 
 
     - Đây là Quy luật bất di bất dịch của Thế giới này!
 
Như Lai cũng nói cho các Môn đồ rõ:
 
- Muốn biết Môn đồ nào sau khi chết vào làm loài Thực vật sống, thì phải biết 2 phần như sau:
 
1- Trước khi chết, mà còm ham tiền, tổ chức đủ thứ để kiếm tiền. 
 
2- Trước khi chết, sống đời Thực Vật một thời gian dài, để thích nghi với loài Thực Vật. 
 
Tinh hoa 4
 
    Nguyên do gì có Nhân quả và Luân hồi?
 
Đức Phật dạy:
 
- Trên bề mặt trái đất, có 01 lớp đất Nhân quả. Vì vậy, loài Người và vạn vật sống trên trái đất này, đều phải sống theo Nhân quả của trái đất, đây là Quy luật của trái đất này.   
 
- Trái đất này, luân chuyển theo sự cuốn hút của Điện từ Âm Dương, quay xung quanh Mặt Trời 365 ngày trở lại chỗ cũ, gọi là Luân hồi.
 
Tinh hoa 5
 
    Trái đất hình thành và tuổi thọ như sau
 
Đức Phật dạy:
 
     - Ban Bệ Trời Tứ Thiên Vương thực hiện 8 công đoạn như sau:
 
Công đoạn thứ 1
 
     - Điều khiển hành tinh Điện từ Âm Dương chui vào Lỗ đen Vũ trụ.
 
     - Cho quay đạt chuẩn sức hút Vật lý Âm Dương.
 
Công đoạn thứ 2
 
     - Điều khiển hành tinh Lửa chui vào Lỗ đen Vũ trụ.
 
     - Cho quay đạt chuẩn  sức hút Vật lý Âm Dương.
 
Công đoạn thứ 3
 
     - Điều khiển hành tinh Đất chịu nhiệt chui vào Lỗ đen Vũ trụ.
 
     - Bao phủ trên bề mặt hành tinh Lửa.
 
     - Cho quay đạt chuẩn  sức hút Vật lý Âm Dương.
 
Công đoạn thứ 4
 
     - Điều khiển hành tinh Đất Nhân quả chui vào Lỗ đen Vũ trụ.
 
     - Bao phủ trên bề mặt hành tinh Đất chịu nhiệt.
 
     - Cho quay đạt chuẩn  sức hút Vật lý Âm Dương.
 
Công đoạn thứ 5
 
     - Điều khiển hành tinh Đá tổng hợp chui vào Lỗ đen Vũ trụ.
 
     - Bao phủ trên bề mặt hành tinh Đất Nhân quả. 
 
     - Cho quay đạt chuẩn  sức hút Vật lý Âm Dương.
 
Công đoạn thứ 6
 
     - Điều khiển hành tinh Muối chui vào Lỗ đen Vũ trụ.
 
     - Bao phủ trên bề mặt Đất Nhân quả.
 
     - Cho quay đạt chuẩn  sức hút Vật lý Âm Dương. 
 
Công đoạn thứ 7
 
     - Điều khiển hành tinh Nước chui vào Lỗ đen Vũ trụ.
 
     - Đổ đều trên bề mặt đất Nhân quả.
 
     - Cho quay đạt chuẩn  sức hút Vật lý Âm Dương.
 
Công đoạn thứ 8
 
      - Điều khiển hành tinh Ozone chui vào Lỗ đen Vũ trụ.
 
      - Cho bao phủ cách mặt đất Nhân quả này 1.000 km để che bức xạ Mặt Trời.
 
     - Khi che chắn đạt chuẩn ngăn bức xạ Mặt Trời, thì Ban Bệ Trời Tứ Thiên Vương, điều khiển hành tinh Bát đại này, ra ngoài Lỗ đen Vũ trụ, vào đúng vòng quay của Bầu Hoàn Đạo 1, đến gần bên hành tinh sắp bị tan rã, cho quay theo Bầu Hoàn Đạo 1 này. Khi nào tạo được Gió mùa và Mưa Vật lý, cũng là lúc hành tinh kế bên bị loài Người đánh nhau phá bỏ. Ban Bệ Trời Tứ Thiên Vương, điều khiển những mảnh vỡ của hành tinh này, chuyển nhanh sang hành tinh mới, trong đó có Thực vật và Động vật còn sống.
 
    - Những người có Phi thuyền và Đĩa bay, bay sang hành tinh mới này làm Thủy tổ loài Người.
 
     - Trung bình, trái đất được hình thành là 10 triệu năm. 
 
     - Tuổi thọ trái đất là 10 tỷ năm.
 
Tinh hoa 6
 
    Thân và Tánh Người hình thành
 
Đức Phật dạy:
 
- Thân và Tánh Người hình thành có 3 công đoạn:
 
1- Tinh Cha Noãn Mẹ cuốn hút với nhau, tạo thành sức hút Vật lý Âm Dương, đúng 9 tháng 10 ngày thành Thân Người.
 
2- Vị Thần Thừa hành đẩy Tánh Phật hay Trung Ấm Thân vào Tinh Cha Noãn Mẹ để làm sự sống.
 
3- Điện từ Âm Dương cuốn hút Tinh Cha Noãn Mẹ, khi quay đạt chuẩn cuốn hút Vật lý, phát sanh ra Tánh Người.
 
Tinh hoa 7
 
     Đức Phật lập ra Đạo để dạy con Người biết 2 phần
 
a- Tất cả các Đạo lập ra duy nhất chỉ có 1 pháp tu, cốt yếu là vãng sanh lên các cõi Trời hưởng phước.
 
b- Đạo Phật, có 4 phần:
 
- Một là, ngồi Thiền, hay dụng công tu hành, có chứng và có đắc nơi Tam giới hay trái đất này, để hưởng theo sự ham muốn của người tu.
 
- Hai là Giác ngộ: Tức hiểu hiết thật rõ ràng từ: Con Người. Vạn vật. Trái đất. Tam giới. Phật giới. Càn khôn vũ trụ. Nhân quả luân hồi. V.v...
 
- Ba là Giải thoát: Tức học và hành đúng công thức để thoát ra ngoài sức hút Vật lý  Điện từ Âm Dương của trái đất và Tam giới để trở về Phật giới.
 
- Bốn là, biết được linh thiêng là do loài nào làm ra.
 
Tinh hoa 8
 
Trong đạo Phật có 6 pháp môn tu, pháp môn nào cũng có Giáo Lý cả. Năm pháp môn Vật lý thì có Giáo lý Hữu tự. Còn riêng pháp môn Đạo Phật Thiền Tông thì có kinh Vô tự. 
 
Lý do gì Đức Phật viết Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông bằng chữ Vô tự?
 
- Xin kính thưa:
 
- Vì quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông học này có 2 phần rất quan trọng:
 
a- Nói ra sự thật 100% những gì có mặt trên trái đất hay trong Tam giới.
 
b- Chuẩn hóa lại tất cả những gì mà loài Người hiểu và hành sai.
 
Không để lời của Đức Phật, đến đời Mạt pháp hiểu sai, nên Đức Phật viết bằng chữ viết của người sống vào thời Nguyên tử. Chính người thời Nguyên tử tự lấy ra, thì lời dạy của Đức Phật không bị sai.
 
Đức Phật dạy:
 
Quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông học này cực kỳ quan trọng, không phải ai cũng xuất bản được, mà Cơ quan hay người nào có đủ: Tâm – Tài – Lực, thì mới xuất bản được mà thôi.
 
Như Lai nói về: Tâm – Tài – Lực: 
 
1- Tâm: Ai hỏi gì về pháp môn Đạo Phật Thiền Tông, đều phải trả lời thông suốt.
 
2- Tài: Có 2 phần:
 
- Một là, phải có Tài xin phép nhà Xuất bản Tôn Giáo cấp phép xuất bản quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông học này.
 
- Hai là, phải có Tài chánh in cấp phát cho nhân dân Việt Nam, mỗi người trưởng thành 1 quyển.
 
3- Lực: Cũng có 3 phần:
 
- Một là, phải có Sức Lực mang quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông cấp phát cho mỗi người dân Việt Nam trưởng thành 1 quyển.
 
- Hai là, phải có Sức Lực chịu nổi sự công kích người khác.
 
- Ba là, phải chịu trách nhiệm về quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông học này.
 
Kính thưa các quý vị:
 
Trên đây là người có: Tâm – Tài – Lực. Nếu Vị nào có đủ các phần nói trên, xin liên hệ với Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu ký hợp đồng, có sự chứng kiến của Chính quyền và Ban Tôn Giáo Chính phủ, thì Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi sẽ giao. Nếu sau 3 năm mà không có Vị nào đến nhận, thì Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu không còn nói đến quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông nữa.
 
Kính thưa các quý vị:
 
Các nhà Khoa học, nhà Vật lý học và người Trí thức cao, cho đạo Phật có Tinh hoa là vậy. Hôm nay, nhân dịp chùa Thiền tông Tân Diệu được Liên Hiệp Các Hội Unesco kết nạp làm thành viên, cũng như Hội Di Sản Văn Hóa Việt Nam, tặng Kỷ Niệm Chương, Bằng khen và vài thứ khác, tôi xin thay mặt Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu xin cám ơn quý vị đã chú ý lắng nghe. 
 
Phần trình bày của tôi đến đây xin hết. 
 
Trân trọng kính chào và cám ơn.
 


Hội Thiền Tông Miền Trung

Địa chỉ: P.Nhơn Phú - TP.Quy Nhơn - Bình Định

Email: thientong2013@gmail.com