Ngày đăng: 04-10-2018||
Ngày 14/7/2018 vừa qua, Phóng viên (PV) báo Giác ngộ đã có buổi phỏng vấn ông Nguyễn Công Oánh, giám đốc Nhà xuất bản (NXB) Tôn Giáo thuộc Ban Tôn giáo Chính Phủ, về việc lập NXB. chuyên biệt Phật giáo.
Thưa quý độc giả,
Ngày 14/7/2018 vừa qua, Phóng viên (PV) báo Giác ngộ đã có buổi phỏng vấn ông Nguyễn Công Oánh, giám đốc Nhà xuất bản (NXB) Tôn Giáo thuộc Ban Tôn giáo Chính Phủ, về việc lập NXB. chuyên biệt Phật giáo.
Theo PV, đã có các ý kiến mạnh mẽ từ GHPGVN về thực trạng nhiều ấn bản phẩm mang danh nghĩa Phật giáo nhưng lại có nội dung lệch lạc, được NXB. Tôn Giáo duyệt cấp giấy phép phổ biến cùng sự hoài nghi về chất lượng biên tập của các NXB. đối với lĩnh vực chuyên môn là tôn giáo.
Theo ông Nguyễn Công Oánh, việc lập NXB. Chuyên biệt phật giáo là rất khó khả thi vì Việt Nam có rất nhiều tôn giáo, không thể tôn giáo nào cũng yêu cầu có một NXB riêng được. Chúng ta không có cơ chế chính sách đó. Để một tôn giáo nào đó có thể lập NXB. riêng, chỉ khi Luật Xuất bản được thay đổi.
Ngoài ra theo ông Oánh: “Mỗi người tu hành đều có một sự chứng ngộ riêng của họ và họ có quyền hiểu theo cách họ chứng ngộ và diễn dịch nó theo ý riêng của mình, chúng ta không thể bắt họ hiểu theo những gì chúng ta hiểu được. Vốn dĩ trong đạo Phật, chưa chắc cái “ngộ” của người này đã là cái “ngộ” của người kia mà. Song, ở góc độ tôn giáo, tất nhiên phải có những nền tảng nhất định mà tác giả không thể chối bỏ, nếu muốn viết về tôn giáo ấy. Nói như vậy, cũng để tôi chia sẻ thêm rằng, muốn biết chính xác tính đúng đắn của ấn bản, cần có cơ quan chủ quản là GHPGVN kết hợp kiểm tra nữa. Tuy nhiên, từ trước đến nay, giữa NXB, Ban Tôn giáo Chính phủ và GHPGVN, ba bên chưa hề có một cầu nối nào, nhằm xác nhận tính chính thống của ấn bản Phật giáo cả”.
Ông Oánh cho biết thêm: “Tôi cho rằng, bất cứ ấn bản Phật giáo nào, của bất cứ ai, nên thông qua sự thẩm định từ phía Giáo hội. Giáo hội thông qua rồi, mới được nộp lên NXB. Tôn Giáo xin giấy phép xuất bản. Có sự kết hợp này mới khắc phục được thực trạng ấn phẩm “đội nón” tôn giáo như hiện nay.
Bản thân tôi rất hoan nghênh Giáo hội cùng đồng hành với chúng tôi trong vấn đề này. Tôi cũng đã từng không ít lần trao đổi với tư cách cá nhân, về hướng giải quyết này cùng hai vị giáo phẩm trong Ban Thường trực HĐTS, là HT.Thích Thanh Điện (hiện là Phó Tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng I TƯGH – PV) và HT.Thích Trung Hậu (đã viên tịch – PV), nhưng chưa nhận được kết quả thống nhất.
Theo tôi, sắp tới đây Giáo hội nên cùng ngồi lại với phía NXB Tôn Giáo chúng tôi, cùng nhau đề xuất giải pháp và thống nhất việc ấn bản Phật giáo chỉ được NXB tiếp nhận và cấp phép khi có sự kiểm duyệt nội dung từ phía Giáo hội trước đó”.
Để góp phần đóng góp ý kiến giúp NXB. Tôn giáo và GHPGVN phần nào giải quyết thực trạng trên, cũng như góp phần xây dựng lại tinh hoa của đạo Phật, về phần Tổ đình chùa Thiền tông Tân Diệu, Thiền gia Nguyễn Nhân – tác giả 12 quyển sách viết về Thiền tông học, từ lâu đã không ít lần đề nghị Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thành lập hội đồng chuyên môn để thẩm định lại trình độ và năng lực của những vị Thầy hay giảng sư Phật học Việt Nam đang giảng đạo trong nước và đi ra nước ngoài giảng. Cấp thiết hơn nữa, soạn giả Nguyễn Nhân cũng đã nhiều lần tha thiết đề nghị đội ngũ chuyên môn của Giáo Hội thẩm định lại năng lực Phật học và nội dung 12 quyển sách của mình .
Ông đề nghị rằng: “Giáo Hội có thể hỏi bất cứ câu hỏi nào về Thiền tông học. Nếu tôi không trả lời được thì NXB hãy thu hồi toàn bộ 12 quyển sách Thiền tông của tôi. Ngược lại, Giáo Hội cho tôi hỏi lại 3 câu”.
Thế nhưng, đề nghị của soạn giả Nguyễn Nhân trong vấn đề này dường như không được quan tâm. Chính vì vậy mà cuối tháng 7/2018 vừa qua, soạn giả Nguyễn Nhân đã gửi đến ông Nguyễn Công Oánh – Giám đốc NXB. Tôn giáo, thuộc Ban Tôn giáo chính phủ, một văn thư nói lên thực trạng của đạo Phật hiện nay cũng như những đề nghị của mình để góp phần làm sống dậy sự thực tế và khoa học của đạo Phật mà trước đây vốn có tên là đạo Giác Ngộ.
Để giúp cho quý độc giả hiểu rõ hơn về thực trạng của đạo Phật hiện nay cũng như nội dung của văn thư mà soạn giả Nguyễn Nhân đã gửi đến ông Nguyễn Công Oánh, Ban quản trị Tổ đình chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi xin trích nguyên văn buổi lễ đọc văn thư này. Xin mời xem bên dưới:
Sau đây là toàn văn của bức văn thư gửi ông Nguyễn Công Oánh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
******
Kính gởi: Ông Nguyễn Công Oánh, Giám đốc Nhà Xuất bản Tôn Giáo, thuộc Ban Tôn Giáo Chính phủ, số 53, phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Họ và tên người gởi: Ông Nguyễn Công Nhân, sanh năm 1938, 80 tuổi.
Cư ngụ 273, ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Trích yếu: V/v xin tái bản quyển “Tập Huyền Ký” của Đức Phật bí mật truyền theo dòng Thiền tông.
Kính trình Ông Nguyễn Công Oánh:
– Từ năm 2006 đến nay, tôi có viết ra 12 quyển sách, liên kết với Công ty Văn Hóa Phát Quang xin xuất bản 12 quyển sách, gồm:
– Quyển 1: Tựa đề: “Tu theo pháp môn nào của đạo Phật dễ giác ngộ”.
– Quyển 2: Tựa đề: “Những câu hỏi Thiền tông quyển 1”.
– Quyển 3: Tựa đề: “Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được giải thoát”.
– Quyển 4: Tựa đề: “Những câu hỏi Thiền tông quyển 2”.
– Quyển 5: Tựa đề: “Khai thị Thiền tông”.
– Quyển 6: Tựa đề: “Huyền Ký của Đức Phật và những vị ngộ thiền”.
– Quyển 7: Tựa đề: “Đức Phật dạy tu Thiền tông”.
– Quyển 8: Tựa đề: “Cuộc đời và ngộ đạo của 36 vị Tổ Thiền tông: Ấn Độ – Trung Hoa và Việt Nam”.
(8 ấn phẩm này do Nhà Xuất bản Tôn Giáo do ông làm Giám đốc cấp phép xuất bản).
– Quyển 9: Tựa đề: “Sách Trắng Thiền tông”.
(Do Nhà Xuất bản Hồng Đức, thuộc Hội Luật Gia Việt Nam, cấp phép xuất bản).
– Quyển 10: Tựa đề: “Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiển tông”.
(Do 2 Nhà Xuất bản:
– Một: Nhà Xuất bản Tôn Giáo, do ông làm Giám đốc cấp phép xuất bản.
– Hai: Nhà Xuất bản Hồng Đức, cấp phép xuất bản).
– Quyển 11: Tựa đề: “Đức vua Trần Nhân Tông dạy con cách giữ nước, tín ngưỡng và sự thật trái đất này).
(Do Nhà Xuất bản Hồng Đức, thuộc Hội Luật Gia Việt Nam, cấp phép xuất bản).
– Quyển 12: Tựa đề: “Cẩm nang ăn uống để tu theo Thiền tông”.
(Do Nhà Xuất bản Hồng Đức, thuộc Hội Luật Gia Việt Nam, cấp phép xuất bản).
Các quyển sách nói trên khi xuất bản ra được các báo sau đây quảng cáo giùm, gồm:
1/- Báo Tuổi Trẻ.
2/- Báo Thanh Niên.
3/- Báo Giác Ngộ.
4/- Báo Văn Hóa Phật Giáo.
– Nên sách của tôi viết ra được nhiều người đọc.
– Suốt gần 14 năm nay, giúp cho gần 10% dân số Việt Nam hiểu:
1/- Thế nào là mê tín dị đoan?
2/- Tạo ra công đức để làm chi? Tạo phước đức để làm gì?
3/- Giác ngộ là hiểu cái gì? Giải thoát đi về đâu?
4/- Thân và Tánh người hình thành cũng như tan rã ra sao?
5/- Trái đất hình thành như thế nào và ai làm cho nó tan rã?
6/- Trái đất này có mấy loài sống trên đó và nhiệm vụ của mỗi loài ra sao?
7/- Tam giới là gì, loài nào sống trong đó và để làm gì?
8/- Phật giới ở đâu, làm sao vào Phật giới sống?
9/- Linh thiêng nơi trái đất này, do ai làm ra và để làm gì?
10/- Nhận biết, ai là người nói ra sự thật, ai nói ra không phải là chân thật?
11/- Lý do gì mà con người tin sai sự thật?
V.v…
Các quyển sách nói trên, chúng tôi xuất bản ra giúp cho rất nhiều người Việt Nam trong và ngoài nước đọc, họ hiểu rất rõ các phần nói trên. Vì các nguyên do này, các người chuyên đi nói sai sự thật, họ rất ghét 12 quyển sách của tôi xuất bản. Đây là bản chất tánh của những người này vậy.
Tôi sưu tầm biết: Đạo Phật có tất cả là 6 pháp môn tu. Mỗi pháp môn tu có thành tựu như sau:
1/- Pháp môn Tiểu thừa:
– Có tất cả là 37 pháp Quán và Tưởng, thành tựu theo ý ham muốn của người thích dụng công tu hành.
2/- Pháp môn Trung thừa:
– Pháp môn này, chỉ dành riêng cho người thích lý luận về: Nhân sinh. Vũ trụ. Chính trị. Kinh tế. Văn hóa. Xã hội. Hôn nhân gia đình. Nông – Lâm – Ngư. V.v… để làm Giảng sư Nhà Phật.
3/- Pháp môn Đại thừa:
– Pháp môn này, chỉ dành riêng cho những người thích suy tư hữu dụng vật chất, để giúp loài Người bớt vất vả. Làm Kỹ sư Nhà Phật.
4/- Pháp môn Tịnh Độ tông:
– Pháp môn này, chỉ dành riêng cho người thích nhìn thấy hình bóng của các vị Phật hay Bồ Tát.
5/- Pháp môn Mật Chú tông:
– Pháp môn này, chỉ dành riêng cho người thích có Thần thông, để làm Thần y trị bệnh, kiếm danh và tiền.
6/- Pháp môn Thiền tông:
– Pháp môn này, chỉ dành riêng cho người ham muốn Giác ngộ và Giải thoát, để biết được tất cả những lời của Đức Phật dạy dù ẩn ý hay không ẩn ý.
Đức Phật có dạy rất rõ ràng:
– Như Lai lập ra đạo có 6 pháp môn tu, ai muốn tu theo pháp môn nào tùy ý, các Môn đồ tu theo đạo của Như Lai chỉ làm có 4 việc:
– Một là, học cho thông lời của Như Lai dạy.
– Hai là, siêng năng dạy lại cho nhiều người biết, để họ không còn tin sai sự thật nơi trái đất này nữa.
– Ba là, Môn đồ chân chánh của Như Lai, tu theo pháp môn nào phải treo bảng hiệu rõ ràng pháp môn đó. Nếu Môn đồ tu mà không treo bảng hiệu rõ ràng, thì Môn đồ này có ý lừa người khác vậy.
– Bốn là, ở trái đất này có 6 loài sống chung, phải học cho biết nhiệm vụ của mỗi loài, dạy lại cho người muốn tìm hiểu.
– Năm là, Môn đồ tu theo đạo của Như Lai, thấy người nghèo, người già neo đơn, phải tận tình giúp họ. V.v…
Kính trình Ông Nguyễn Công Oánh:
– Ngày 20 tháng 6 năm 2018, tôi có nhờ Công ty Văn Hóa Phát Quang xin tái bản quyển sách số 10 là Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông.
– Một tuần sau, Công ty Văn Hóa Phát Quang có báo lại cho tôi biết là, Nhà Xuất bản của ông không tiếp tục tái xuất bản quyển Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông và có nói với tôi như sau:
– Các quyển sách của tôi, Nhà Xuất bản Tôn Giáo, cũng như Nhà Xuất bản Hồng Đức, không tái cấp phép xuất bản nữa. Công ty Văn Hóa Phát Quang cho tôi biết lý do là có người cấm.
Tôi thấy làm lạ, sách của tôi viết ra rất thực tế và khoa học, giúp cho người đọc sáng suốt, tại sao không cho tái bản mà cấm?
Tôi có nghiên cứu Luật pháp của nước Việt Nam:
– Chỉ cấm những sách nào phổ biến ra có hại cho người đọc.
– Chỉ cấm những sách nào phổ biến có tánh cách đồi trụy.
– Chỉ cấm những sách nào chuyên gieo rắc mê tín dị đoan.
– V.v…
Sách của tôi viết ra hoàn toàn khoa học, sự thật những gì ở trái đất này, sao lại cấm?
Vậy, tôi xin ông Giám đốc Nhà Xuất bản Tôn giáo, Cơ quan hay cá nhân nào cấm, xin có văn bản trả lời cho tôi biết, để tôi có cơ sở trình xin Thủ tướng xin tái bản 12 quyển sách của tôi.
Cũng xin trình với ông: Tôi có tham vấn vài Luật sư về sự cấm này, được các Luật sư cho biết như sau:
Một: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013.
Hai: Nghị định số: 162/2017/NĐ-CP, ngày 30-12-2017, của Thủ tướng Chính phủ.
Ba: Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo của Quốc hội, số 02/QH-14, ký ngày 18-11-2016, có hiệu lực từ ngày 01-01-2018.
Ba luật nêu trên đều có ghi rõ:
– Mỗi công dân Việt Nam đều có quyền:
Một: Tự do tư tưởng.
Hai: Tự do tín ngưỡng, tự do Tôn giáo. Theo hoặc không theo một Tôn giáo nào. Không ai được tước quyền căn bản này.
Ba: Nếu một Tổ chức nào, một cá nhân nào, vi phạm các phần căn bản này, thì Tổ chức hay cá nhân đó, vi phạm Luật pháp Việt Nam rất nghiêm trọng vậy.
Để xác định sách của tôi viết ra có cấm tái bản hay không và ai cấm?
Hôm nay, tôi nhờ Công ty Văn Hóa Phát Quang, gởi đến quý Nhà Xuất bản quyển sách số 10 là “Tập Huyền Ký” của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông, xin ông cấp phép tái xuất bản. Nếu quả thật có tổ chức hay cá nhân nào cấm, thì tôi xin ông cho tôi văn bản thật rõ ràng, để tôi nhờ Luật sư giúp đỡ. Nếu không tổ chức hay cá nhân nào cấm, thì xin ông 3 điều:
Một: Xin ông cho Biên Tập viên kiểm duyệt thật kỹ.
Hai: Xin ông cho kiểm duyệt đúng thời gian mà Nhà Xuất bản cũng như luật pháp quy định.
Ba: Có chỗ nào thắc mắc, tôi xin giải thích, nếu tôi không giải thích được, thì gạt bỏ.
*****
– Ngày 24-7-2018, Báo Giác Ngộ Online có đăng tin về việc phỏng vấn ông Nguyễn Công Oánh, Giám đốc Nhà Xuất bản Tôn Giáo. Ông có trả lời cho phóng viên báo Giác Ngộ Online có 4 câu hỏi như sau:
Câu một: Ông trả lời về thành lập chuyên ngành Nhà Xuất bản Tôn giáo là không khả thi.
Vì sao?
– Vì Việt Nam có nhiều Tôn giáo, chẳng lẽ mỗi Tôn giáo một Nhà Xuất bản?
– Phần này không khả thi, là rất đúng.
Câu hai: Ông trả lời về các ấn phẩm của tôi là Tác giả Nguyễn Nhân, có chỗ nào không phù hợp với đạo Phật, xin nêu rõ ràng ra.
– Câu này ông trả lời rất phải.
Câu ba: Ông trả lời về các ấn phẩm của tôi là Tác giả Nguyễn Nhân viết ra, nếu Giáo hội Phật giáo Việt Nam muốn tham gia kiểm duyệt, ông rất hoan nghênh.
– Câu trả lời này của ông cũng rất hay và rất công bằng.
Câu bốn: Ông trả lời về sở ngộ của mỗi người tu theo đạo Phật, mỗi người ngộ khác nhau, không thể nói người này ngộ giống người kia được. Mỗi người ngộ có một tần số riêng, nếu nói ai ngộ đạo cũng như ai, là không đúng.
– Ông Nguyễn Công Oánh nói lên được như vậy, ông là một người hiểu rất sâu về đạo Phật. Công tâm mà nói, ông Nguyễn Công Oánh xứng đáng là một người trả lời rất thấu tình và đoạt lý, xứng đáng là một vị Giám đốc Nhà Xuất bản Tôn giáo Việt Nam vậy.