Chùa Thiền Tông Tân Diệu nhận bảng vàng vinh danh từ Viện Nghiên cứu Lịch sử & Văn hóa Việt Nam

Ngày đăng: 13-11-2023||

Chùa Thiền Tông Tân Diệu nhận được bảng vàng vinh danh và bằng khen từ Viện Nghiên cứu Lịch sử và Văn hóa Việt Nam vì đã có công trong việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy Văn hóa dân tộc Việt Nam.


Thưa quý Phật tử và độc giả gần xa,
  Ngày 11/11/2023 vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị Hùng Vương, Hà Nội, chùa Thiền Tông Tân Diệu nhận được bảng vàng vinh danh và bằng khen từ Viện Nghiên cứu Lịch sử và Văn hóa Việt Nam vì đã có công trong việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy Văn hóa dân tộc Việt Nam.
  Trước đó, vào tháng 12/2019, chùa Thiền Tông Tân Diệu cũng được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, là thành viên của UNESCO thế giới, trao tặng bằng khen “Không gian Văn hóa Tâm linh”. Đồng thời, cũng được Hội Di sản Việt Nam tặng bằng khen và kỷ niệm chương vì đã có công gìn giữ các giá trị di sản Văn hóa của Dân tộc.


Chúng tôi xin được chia sẻ cùng quý Phật tử và độc giả gần xa sau đây:


Phóng Sự Về Thiền tông Tân Diệu Là Di Sản Văn Hóa Việt Nam - Kênh SCTV8

  Nằm trong chương trình Tự hào di sản văn hóa Việt Nam, nhằm tôn vinh quảng bá và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc của các vùng miền, đặc biệt là di sản Việt Nam được UNESCO công nhận với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Chùa Thiền Tông Tân Diệu được Viện nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam trao tặng giấy khen và chứng nhận không gian lưu giữ bảo tồn văn hóa tâm linh của người Việt. Để hiểu rõ hơn về ngôi chùa này, xin mời quý vị cùng theo dõi trong phóng sự ngay sau đây.
  Là một ngôi chùa bé nhỏ, nằm khép mình ở một vùng quê xa xôi, hẻo lánh, nhưng chùa Thiền Tông Tân Diệu tỉnh Long An hiện đang phổ biến pháp môn Thiền Tông, được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền cho Tổ sư thứ nhất là Tổ Ma Ha Ca Diếp, để vị Tổ này truyền theo dòng Thiền Tông với 36 vị Tổ.
  Chùa Thiền Tông Tân Diệu được Nhà xuất bản Tôn giáo cấp phép xuất bản quyển sách Cuộc đời và ngộ đạo của 36 vị Tổ Thiền Tông Ấn Độ - Trung Hoa - Việt Nam, được phân chia như sau: Ở nước Ấn Độ có 28 vị Tổ, ở nước Trung Hoa xưa có 5 vị Tổ, còn ở Việt Nam chúng ta có 3 vị Tổ.
  Tổ thứ nhất là đức vua Trần Nhân Tông, danh gọi Điều Ngự Giác Hoàng, Tổ thứ hai là Pháp Loa, còn Huyền Quang là Tổ thứ ba của Việt Nam, nơi tu của Tam Tổ là ở núi Trúc Lâm Yên Tử, nay thuộc thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, cho nên mới có danh từ Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử. 
  Chùa Thiền Tông Tân Diệu tổ chức hành theo pháp môn thứ 6 của Đạo Phật là Thiền Tông, có tên gọi đầy đủ là Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam. Tức là người nào thực hành cho thật đúng quyển Giáo lý, sau khi chết sẽ về Phật giới cũng rất dễ dàng.

 

Pháp môn Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam, Đức Phật dạy cơ bản chỉ có 4 chữ gồm: Giác ngộ và giải thoát.

Giác ngộ tức hiểu biết các phần như sau:
1. Là hiểu biết toàn diện khắp trong Càn khôn vũ trụ có gì trong đó.
2. Là hiểu biết trong Phật giới tổ chức như thế nào.
3. Là hiểu biết trong hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh giống như trái đất và điện từ âm dương.
4. Là hiểu biết trong địa giới có mấy hành tinh giống như trái đất, có mấy loài sống trong mỗi trái đất.
5. Là hiểu biết trong tam giới có mấy hành tinh, gọi là nước trời.
6. Là hiểu biết việc làm và nhiệm vụ các loài nơi trái đất này, như: Người, Thần, Thánh, Tiên và Ngạ quỷ; Cũng như công thức tu 6 pháp môn tu của Đạo Phật.

Còn giải thoát là giãy giụa để thoát ra ngoài sự cuốn hút của vật chất và điện từ âm dương nơi trái đất nhân quả luân hồi này, bằng công thức dạy. Người hành theo pháp môn Thiền Tông phải tìm cho được hạt công đức để mang trở về Phật giới là quê hương gốc của mỗi người, để thành Kim thân Phật lớn.
Cùng với đó, pháp môn Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam cũng dạy sống đúng tư cách của một con người đầy đủ Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín, có gia đình thì phải lo cho gia đình, có tổ quốc lo cho tổ quốc.
  Ngoài ra chùa Thiền Tông Tân Diệu tu có quyển Giáo lý, giáo kinh, giáo lễ, giáo luật, giáo điều, tôn chỉ, cương lĩnh, nội quy, đạo phục, giấy và bằng chứng nhận, giấy cam kết là không mê tín dị đoan. Có bài Dặn dò đường trở về Phật giới. Đến nay chùa Thiền Tông Tân Diệu đã trả lời trên 7000 câu hỏi cho các Phật tử và độc giả gần xa.
  Nhờ có những nét đặc trưng này nên ngày 11 tháng 11 năm 2023, chùa Thiền Tông Tân Diệu được Viện nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam trao tặng giấy khen và chứng nhận không gian lưu giữ bảo tồn văn hóa tâm linh của người Việt, vì đã có công bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa của dân tộc.
  Để hiểu rõ hơn về chùa Thiền Tông Tân Diệu và pháp môn Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với thiền gia Anh Tuấn - Phó Viện chủ chùa Thiền Tông Tân Diệu và Thiền gia Mỹ Bình - Ban quản trị chùa Thiền Tông Tân Diệu, mời quý vị cùng theo dõi.

Trước tiên xin cảm ơn ông, bà đã tham gia trả lời của kênh truyền hình SCTV 8, câu hỏi đầu tiên dành cho bà là:
 

Tôi nghe danh từ Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông tại Việt Nam, vậy tu để làm gì, thưa bà?
Người tu theo Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam cốt để trở thành Phật, đây là Pháp môn thứ 6 của Đức Phật để lại cho nhân loại và cũng là hoài bão của Đức Phật, là tinh hoa của nhân loại. Đây là một pháp môn rất là quý giá mà Đức Phật đã dạy cho con người tu bằng khoa học.

 

Thưa bà, ở Việt Nam có ai tu thành Phật chưa ạ?
Lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam ta không thể không nhắc tới các đời vua nhà Trần, trong đó nổi bật là đức vua Trần Nhân Tông, ông không chỉ là một vị quân vương anh minh, tài ba, mà còn là một Thiền sư chính hiệu, ông đã tu theo pháp môn Thiền Tông khoa học này và trở thành Phật, nhân dân Việt Nam gọi ông là Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

 

Thưa bà, người tu Thiền Tông mà được thành Phật là người như thế nào ạ?
Người tu theo Thiền Tông mà được trở thành Phật, thì người này tri và kiến tánh Phật của người này phải mở ra, người này sẽ thấy và biết vạn vật bằng con mắt Phật của chính mình, mà thấy bằng con mắt Phật của chính mình tức là thấy trùm khắp.

 

Một câu hỏi dành cho ông là pháp môn Thiền Tông tại sao có quá ít người biết đến?
Sở dĩ mà pháp môn Thiền Tông ít người biết đến là vì lý do cái thứ nhất là pháp môn Thiền Tông tên đầy đủ của nó là Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông, là pháp môn thứ sáu của Đức Phật dạy, vì pháp môn này là được bí mật truyền qua 36 vị Tổ Sư Thiền Tông Ấn Độ, Trung Hoa và Việt Nam, vì nó không được truyền theo các kinh điển thông thường cho nên ít người biết đến là như vậy.

 

Thưa pháp môn Thiền Tông tại sao Đức Phật phải bí mật truyền theo dòng Thiền Tông ạ?
Sở dĩ mà bí mật phải truyền theo dòng Thiền Tông vì phải là, pháp môn này là pháp môn Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông, thì phải dùng những từ ngữ khoa học vật lý Thiền Tông để mà giảng. Tại ở thời kỳ của Đức Phật, là thời kỳ cuối thời kỳ đồ đồng thì cái ngôn ngữ và văn tự nó không thể nào giải thích được những cái ngôn ngữ về Đạo Phật khoa học vật lý, cho nên Đức Phật là phải bí mật truyền đi cho đến thời nguyên tử, khi mà khoa học phát triển lên cao rồi thì người ta mới hiểu được những ngôn từ Đức Phật dạy.

 

Pháp môn Thiền Tông học này chùa Thiền Tông Tân Diệu phổ biến ra có được Nhà nước và Hội Đạo Phật cho phép hay không ạ?
Pháp môn Thiền Tông này vào năm 2017 được chính quyền tỉnh Long An và Hội Đạo Phật của tỉnh Long An cấp phép cho công bố quyển Huyền ký của Đức Phật bí mật truyền theo dòng Thiền Tông và có sự chứng kiến của chính quyền địa phương lúc bấy giờ và công bố vào ngày 14 tháng 05 năm 2017.

 

Thiền tông chuyên dạy giác ngộ, vậy giác ngộ, giác ở đây là gì ạ?
Thiền Tông chuyên dạy giác ngộ tức là dạy cho con người hiểu biết sự thật toàn diện về vạn vật trong Càn khôn vũ trụ, hiểu biết từ vi trần tức là các hạt nguyên tử, điện tử nhỏ nhất, cho tới lớn lao nhất như Càn khôn vũ trụ, dù là hữu hình hay vô hình, gọi là Toàn giác.

 

Còn Thiền Tông chuyên dạy giải thoát, vậy giải thoát đi về đâu?
Thiền Tông chuyên dạy cho con người là bằng công thức khoa học, để biết cách vượt ra khỏi sự cuốn hút cực mạnh của thế giới điện từ âm dương và vật chất này, để trở về Phật giới, gọi là giải thoát.

 

Một câu hỏi nữa dành cho ông là pháp môn Thiền Tông học này chùa Thiền Tông Tân Diệu phổ biến ra ước có bao nhiêu người tu theo ạ?
Theo số liệu của Ban quản trị ghi nhận thì tính tới thời điểm năm 2023 là ước tính khoảng 40.000 người, là tu theo pháp môn Thiền Tông này.

 

Một câu hỏi cuối dành cho ông là pháp môn Thiền Tông học này chùa Thiền Tông Tân Diệu phổ biến ra có mấy phẩm cấp ạ?
Căn bản của pháp môn Thiền Tông này là có 4 phẩm cấp. Phẩm cấp sơ cấp đầu tiên là Yếu chỉ Thiền Tông, dành cho người hiểu căn bản về pháp môn Thiền Tông, và tiếp theo dành cho những người nào có xuất ra được những câu thơ câu kệ ngộ thiền, cảm thiền, thì người ta gọi là phẩm cấp thứ hai là Bí mật Thiền Tông. Và tiếp theo đó là Thiền gia, Thiền tông gia và phẩm cấp thứ tư là phẩm cấp Thiền tông sư.

 

Một lần nữa xin cảm ơn những chia sẻ vừa rồi ạ.


Thiền Tông Thất Miền Trung

Địa chỉ: P.Nhơn Phú - TP.Quy Nhơn - Bình Định

Email: thientong2013@gmail.com