Như chúng ta đã biết. Trong suốt cuộc đời hoằng truyền giáo pháp, Đức Phật đã dạy cho loài người 6 pháp môn tu trong đó 5 pháp môn tu hành và 1 pháp môn tu tập.
Ở 5 pháp môn tu hành, còn gọi là Vật lý. Ngài dạy để phù hợp với Trí tuệ và sở thích của con người thời bấy giờ. Một pháp môn tu tập, còn gọi là pháp môn Như lai Thanh Tịnh Thiền. Đến đời tổ thứ 2 là tổ A Nan Đà, thì đổi thành Thiền tông.
Ngay từ buổi ban đầu khi lập Đạo. Ngài đã dạy pháp môn này cho 5 anh em ông Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu để thành lập giáo đoàn, lấy tên là Đạo Giác ngộ - Giải thoát.
Sau khi chứng được Tam minh, Lục thông. Ngài cùng các chúng đệ tử thành lập giáo đoàn. Ngài tiếp tục hoằng truyền chánh pháp cho chúng đệ tử. Nhưng do trí tuệ của con người tại thời điểm đó không thể tiếp nhận được, nói cách khác là không thể hiểu được giáo pháp do Ngài hoằng truyền.
Do vậy, để đáp ứng với trí tuệ và sở thích của chúng đệ tử. Đức Phật đã phải dạy cho họ lần lượt 5 pháp môn tu vật lý.
Pháp môn Thiền tông này, Ngài dạy vào khoảng cuối cuộc đời, trước khi Ngài nhập Niết bàn. Trước khi hoằng truyền, Ngài khuyên chúng đệ tử: Nếu ai muốn tu Giác ngộ - Giải thoát để trở về Phật giới. Thì phải bỏ tu theo các pháp môn tu hành vật lý. Ngài lý giải: Ở những pháp môn tu vật lý, vì phải dụng công tu hành, ắt có chứng có đắc. Nếu có chứng có đắc thì sẽ phải đi theo quy luật nhân quả luân hồi: Thành, Trụ, Hoại, Diệt. Vì thế, không thể giải thoát để trở về Phật giới được. Do trí tuệ của con người khi đó đang ở vào thời văn hóa đồ đồng. Hơn nữa, họ lại thích chứng thích đắc, họ tham danh, tham tiền, tham tài. Vì thế, họ không hiểu, không tin và không theo. Họ cho rằng Như lai không bình thường.
Bởi những lý do trên, nên Đức Phật phải để lại Huyền ký, nhờ các Tổ bí mật truyền theo dòng Thiền tông. Ngài dặn dò tỷ mỷ trong Huyền ký, trải dài qua 36 vị Tổ Ấn độ - Trung hoa - Việt nam. Ngài căn dặn, vào thời mạt thượng pháp tại đất Rồng sẽ có một Long Nữ nhận được Huyền ký và phổ truyền pháp môn Thiền tông học này ra để nhân loại khắp năm châu bốn biển nhận được giáo pháp của Ngài.
Như quý vị đã biết, ngày 14 tháng 5 năm 2017, Thiền gia, soạn giả Nguyễn Nhân, thay mặt cho BQT. chùa Thiền tông Tân Diệu đã long trọng công bố Huyền ký của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bí mật truyền theo dòng Thiền tông. Trước sự chứng kiến của hai cấp giáo hội Phật giáo tỉnh Long An, liên huyện Đức Hòa - Đức Huệ. Các cấp chính quyền của tỉnh Long An, đông đảo nhà báo, phóng viên đại diện cho các báo đài từ Trung ương đến các địa phương. Đông đảo đồng bào Phật tử cả nước đã về dự.
Tôi xin lưu ý, chùa Thiền tông Tân diệu chỉ thừa hành giáo pháp của Như Lai truyền lại cho nhân loại ngày nay hiểu biết chân thật về nguồn gốc con người, vạn vật, muôn loài, thế giới hữu hình và vô hình.
Mục đích của Đức Phật cho công bố Huyền ký và Giáo lý Đạo Phật Thiền tông là để cứu cho toàn nhân loại giảm bớt việc đối đầu dẫn đến chiến tranh hủy diệt. Vì rằng nền văn minh khoa học của con người đã lên cao, gần như cực điểm. Chỉ cần một giây phút nông nổi của các siêu đại cường quốc sẽ hủy diệt toàn bộ sự sống nơi trái đất này.
Biết được quy luật tồn tại của tam giới, của trái đất đều phải chịu chi phối, tác động bởi dòng điện từ âm dương nơi tam giới này.
Ngài khẳng định quy luật Thành - Trụ - Hoại - Diệt là quy luật bất biến. Nói cách khác là không một ai, một vật gì thoát được ra ngoài quy luật nhân quả luân hồi.
Tất cả vạn vật đều luôn vận động theo một quy luật chặt chẽ. Do đó nó tồn tại nhưng đều phải qua công thức âm dương vật lý.
Biết và giải thích tường tận: Tại sao con người xuất hiện nơi trái đất này, biết con người là trung tâm của luân hồi, biết con người sau khi chết sẽ đi về đâu, sự hình thành một trung ấm thân, nhiệm vụ của nó là gì.
Như chúng ta đã biết, việc tu tập trong Đạo Phật rất bình đẳng và phổ thông. Ai cũng có thể tu tập được, từ Vua- như vua Trần Nhân Tông, đến em bé như vừa rồi có em bé 11 tuổi ở Gia lai đã ngộ Thiền và đạt Bí mật Thiền tông đến cụ già 80 tuổi vẫn ngộ Thiền và đạt Bí mật Thiền tông. Trẻ, già, trai, gái, bác sỹ, kỹ sư… đều có thể tu tập và có kết quả tốt.
Đặc biệt, việc tu tập theo pháp môn Thiền tông này không ảnh hưởng đến công việc gia đình, không làm mất an ninh trật tự tại địa phương.
Thể hiện trong việc ngài tập trung sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đối với địch, Ngài dạy chúng ta phải kiên quyết, khôn khéo, dũng cảm mưu trí. Chọn thời cơ đánh địch, tấn công trực diện, sẵn sàng chấp nhận hy sinh. Ngài dạy phải mưu trí, sáng tạo. Ngài lý giải: Khi quân giặc kéo vào nước ta, ban đầu thế và lực của chúng rất mạnh. Ta không nên đánh địch vào lúc này, ta phải biết né tránh để giảm thiểu sự hy sinh xương máu cho quân sĩ. Khi thời cơ thuận lợi, ta tổ chức phản công, tấn công địch một cách kiên quyết, mưu trí, dũng cảm để đánh bại kẻ thù.
Đây chính là cách sử dụng tánh người một cách khôn khéo.
b. Cách sử dụng tánh Phật:
Khi đất nước thái bình, ngài trao lại ngôi vua cho con trai là Thái tử Trần Anh Tông, lên núi lập Đạo. Nhằm hoằng truyền giáo pháp của Như Lai qua pháp môn Thiền tông học này.
Ngài dạy: Tu Thiền cứ vậy mà tùy duyên.
Ngài khuyên muôn dân hãy quay lại sống với Bể tánh thanh tịnh Phật tánh của mình. Bằng cách luôn hằng tri trong thanh tịnh tánh Thấy – Nghe – Nói – Biết, không dụng công tìm kiếm bên ngoài.
Kệ rằng:
Trong nhà có báu không xài
Dụng công tìm kiếm tìm hoài uổng công
Tu Thiền đừng chớ dụng công
Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.
Như vậy, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã dạy chúng ta sử dụng tánh Phật uyển chuyển, linh hoạt, sao cho có hiệu quả. Nhằm mục đích luôn hằng tri tánh Phật có sẵn trong mỗi con người chúng ta. Không phải dụng công tìm kiếm gì cả.
Đối với chúng ta, khi đất nước có họa chiến tranh. Chúng ta là một công dân, chúng ta phải có trách nhiệm gánh vác và hoàn thành nghĩa vụ của một người công dân, nếu tổ quốc cần. Sẵn sàng đứng lên, ra chiến trường chiến đấu với quân thù để bảo vệ nền độc lập tự do cho tổ quốc mình, cho dân tộc mình. Hay chúng ta cầu xin, lạy lục một Đấng nào đó để van xin họ, liệu có cứu được đồng bào mình không, có bảo vệ được tổ quốc mình không. Câu trả lời: chắc chắn là không.
Mình là một người Phật tử, một người tu tập theo đạo Phật. Chúng ta có thể ngồi đó mà tụng kinh gõ mõ, niệm phật, niệm chú, cầu an. Liệu có đánh đuổi được quân giặc không. Câu trả lời là không, đúng không các quý vị. Mà chúng ta phải kiên quyết đứng lên, ra chiến trường cầm súng, xả thân vì Tổ quốc, bảo vệ độc lập chủ quyền của tổ quốc mình. Chấp nhận hy sinh. Đó là Trí tuệ của con người Việt nam ta.
Với cuộc sống đời thường, chúng ta vẫn phải lo cơm áo gạo tiền cho gia đình của mình. Nhưng hết sức hạn chế việc sử dụng tánh người. Mình phải biết sử dụng tánh người, tánh Phật một cách sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh. Không biến mình thành người kém hiểu biết, thậm chí là người không có trí tuệ. Để cho những kẻ cơ hội lôi kéo, lợi dụng tín ngưỡng để chống lại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Như thế mới là người có trí tuệ.
Kính thưa các quý vị!
Đã từ lâu, nước Việt nam ta được gọi là Đất Phật. Đã hai lần, đất nước chúng ta nhận được mạch nguồn Thiền tông. Tôi hy vọng trong tương lai sẽ là nơi bùng phát mạnh mẽ mạch nguồn Thiền tông và lan tỏa ra toàn thế giới. Vì Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã giao phó sứ mạng này cho người dân Việt nam ta. Một dân tộc có trí tuệ, gan dạ, anh hùng và nhân hậu. Chính vì vậy, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm chung tay góp sức để gánh vác trọng trách nặng nề và lớn lao này. Bằng cách phổ biến rộng rãi pháp môn Thiền tông học này rộng khắp trên toàn cầu; Giúp cho mọi người hiểu biết một cách chân thực về nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan, hiểu biết tường tận về con người và vạn vật, họ không còn mê tín nữa; Giúp họ bớt đi cái tưởng, cái tham, cái ác, cái tôi, của 16 thứ tánh người; Làm cho trái đất này không có chiến tranh, nhân loại được sống trong hòa bình và An lạc.
Đạo Phật Thiền tông là tinh hoa trí tuệ của nhân loại; Là hoài bão của Đức Phật; Là điều mà loài người trong suốt chiều dài lịch sử đã phải mất công tìm kiếm. Nay đã trở thành chân lý. Ánh từ quang của Đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni và Mười phương chư Phật đã tỏa sáng khắp muôn nơi. Nước Việt nam ta xứng đáng là nơi bùng phát và nối tiếp mạch nguồn Thiền tông. Mạch nguồn của ánh sáng Giác ngộ và Trí tuệ. Chúng ta nguyện mãi mãi xứng đáng là con cháu Rồng Tiên; Là công dân của nước Việt Nam anh hùng và nhân hậu. Tiếp tục gánh vác sứ mạng quang vinh mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tin tưởng giao phó.
Sau đây tôi xin đọc bài kệ của tôi, có tựa đề:
Di sản Việt nam
Thiền Tông Tân diệu nước Rồng
Thời mạt thượng pháp, trổ bông hoa thiền
Việt nam đất nước bình yên
Hai lần đón nhận mạch thiền Thich ca.
Thiền tông là pháp Phật đà
Di sản nước Việt,nở hoa pháp mầu
Mạch thiền chảy khắp năm châu
Trí tuệ nhân loại, phải đâu lạy cầu
Thiền tông là pháp thâm sâu
Đưa người quay lại, thẩm sâu cõi lòng
Thiền tông, Di sản đất Rồng
Hai năm thế kỷ,trổ bông hoa vàng .
Di sản văn hóa Việt nam
Trúc lâm Yên tử, hào quang rạng ngời
Tin vui tỏa khắp muôn nơi
Con thuyền vỗ sống,biển trời Năm châu
Chỉ dẫn nhân loại về đâu
Khai hóa đạo mầu, Phật tổ Như lai
Ngọn đuốc soi sáng đêm dài
Thiền tông, pháp Phật, ngộ khai muôn người.
Quê hương xinh đẹp vui tươi
Di sản văn hóa, muôn nơi đón chào
Thắm tình huynh đệ, đồng bào
Thiền tông Tân diệu, ngôi sao sáng ngời .
Về chùa Tân Diệu ai ơi
Về miền đất Phật, về nơi cội nguồn
Như dòng nước mát chảy tuôn.
Giác ngộ giải thoát, là đường ta đi.
Bài 2: BÁC LÀ NGỌN ĐUỐC SOI ĐƯỜNG
(Để kính tặng bác Nguyễn Nhân)
Bác nhận trọng trách lớn lao
Sư bà căn dặn truyền trao pháp thiền
Bác thương nhân loại đảo điên
Thương cho bá tánh muôn nhà lầm than
Cúng tụng cầu lại vái van
Hao tài tốn của tan hoang cửa nhà
Không biết theo Phật Thích Ca
Mà theo một lũ đạo Tà Ma Vương
Tháng ngày bác gửi yêu thương
Dịch sách in sách,mở đường ngộ khai
Huyền ký của Phật công khai
Giúp cho nhân loại không sai đường về
Về quê phải bỏ u mê
Không cầu không lạy, luân hồi buông ta
Pháp thân Thanh Tịnh là nhà
Tạo nhiều công đức, Phật đà đón ta
Trở về Phật Quốc quê ta
Pháp thiền Thanh Tịnh đưa ta về nhà
Tình thương nhân loại bao la
Hàng tuần hàng tháng Bác trao pháp màu
Bác là ngọn đuốc đêm thâu
Phá Mê Khai Ngộ, pháp màu Thích Ca
Bác Như Biển Cả Bao La
Ôm ấp mạn tàu chẳng lỡ sóng xô
Bác là cội gốc Bồ Đề
Chở che bóng mát vỗ về yêu thương
Bác là nước mát dặm trường
Đỡ cơn khát họng đường trường con đi
Bác là ngọn đuốc Từ Bi
Soi đường dẫn lối, mỗi khi mịt mờ
Bác là một áng văn thơ
Thấm dần từng giọt bến bờ Yêu Thương
Tuổi già sức yếu dặm trường
Mỗi khi gặp bác càng thương Bác nhiều
Lo cho hậu Thế đủ điều
Chúng con cảm nhận những điều Bác lo
Đến chùa ân cần dặn dò
Như người cầm lái con đò vươn khơi
Con đò vỗ sóng biển trời
Vững vàng cầm lái tuyệt vời lắm thay
Như ngọn đuốc cháy đêm ngày
Soi rọi đạo pháp là thầy nhân thiên
Đuốc sáng lan tỏa mọi miền
Bác Nhân khai ngộ pháp thiền ,chùa Thơ
Con nay về đến bến bờ
Ơn người tạo dựng chùa thơ, khai Thiền
Cuối cùng, tôi xin kính chúc tất cả các Quý vị sức khỏe, hạnh phúc, an lạc và thành công.
Cảm ơn Quý vị đã lắng nghe.
NAM MÔ GIÁO CHỦ TA BÀ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.