HẢI TRIỀU ÂM

Ngày đăng: 13-11-2020||

Ầm ầm vọng thức dậy.

Cuồn cuộn vọng tánh dâng ...

Biết là bờ hư vọng

Vượt qua rất dễ dàng


Trích chuẩn hóa thiền tông câu 16 2019/09/29, 54 2019/07/07, 74 2019/06/16, 10 2020/01/19, 21 2018/08/05.


Trò hỏi:
 
Trong cửa hải triều âm có gì và khi nào mình biết mình đã vượt cửa hải triều âm?
 
Thầy trả lời:
 
Cái cửa hải triều của Tam giới: nó hút vô là cửa hải triều âm, còn nó đẩy ra là hải triều dương.
 
Còn cái hải triều âm của trái đất nó khác. Ở trái đất này con nên nhớ rằng: con mà ở trong cái phòng mà nó không có tiếng động đó, thì con làm cái gì nó cũng dễ hết; mà con ra ngoài hay đi vào rạp hát, hay ra cái chợ đó, con làm cái gì cũng khó hết, vì nó ầm ầm ồn ào đủ chuyện hết; hải triều âm của trái đất, là nói về âm vang của cái thế giới này. Vì thế mà Đức phật nói rằng:  "Ầm ầm vọng thức dậy", là làm sao? Tất cả là tại vì khi mà con mang cái tứ đại này chỉ nghe cái tiếng người thôi, người nào đứng gần con nghe; còn mang thân trung ấm rồi, thân trung ấm con nghe tiếng nói (âm thanh) phát ra mênh mông trong trái đất luônhải triều âm của chỗ đó, muôn loài, kể cả: trung ấm thân, loài thần, ngạ quỷ… làm um sùm, nó ồn lắm. Vì thế Đức Phật nói: " Ầm ầm vọng thức dậy", và từ chính cái này mà nhân quả luân hồi khó thoát ra cái quy luật này lắm. Vì thế mà khi con được truyền thiền rồi, con có Công đức rồi, thì đi vào mang cái " trung ấm thân" thì các loài kia nó không lại gần con được; thì cái tiếng ầm ầm vọng thức dậy nó không đến với con, nó đến nhưng không dám lại gần nên con không nghe; nó vẫn có trong cái thế giới đó. Hải triều âm của trái đất nó là vậy, con mất rồi thì các loài trung ấm thân nó ồn lắm, nó ồn mà nó đông nhất là có cái loài ngạ quỷ nó sẽ tới nó dụ con, hiện phật, hiện thánh gì tùm lum hết, để nó kéo con đi theo cái loài của nó đó.
    
CHUẨN HÓA - Giải đáp Đạo Phật Thiền Tông ngày 29/09/2019

Trò hỏi:
 
Ầm ầm vọng thức dậy
cuồn cuộn vọng tánh dâng
Biết là bờ ngăn cách
Giữa sanh tử và vô sanh.
vậy, mình áp dụng vào lúc mình sắp tắt thở, có phải như vậy không?
 
Thầy trả lời:
 
Cái phần này, nếu người mà “có công đức thì nó không hiện cái này được”. Mà người tu phước đức là nó sẽ nổi lên. Bởi vì, nó tương tác giữa cái phước dương và phước âm, nó nổi lên hai cái này. Ông thần mới nói là hai cái này nó tạo ra.
 
Thành ra, tại sao người ta khổ? Người ta chết, nếu người ta chưa hiểu, người ta rất khổ, khổ đủ thứ. Thì "ầm vọng thức dậy, cuồn cuộn vọng tánh dâng” là ở đâu? Chính người này, mà không biết thì đợi khi nào xuống rồi, ông thần mới thực thi nhân quả được.
 
Giống như nồi nước sôi, nó đang sôi, không có chế được đâu, không có chế được, mà phải đợi cho nước nó im, rồi mới chế được. Thì ở đây, áp dụng cho thế giới vật lý, thế giới nhân quả vật lý.
 
CHUẨN HÓA - Giải Đáp Thiền Tông Ngày 07/07/2020

 


Trò hỏi:

 
Ầm ầm vọng thức dậy cuồn cuộn vọng tánh dâng, cho con hỏi vọng thức dậy vọng tánh dâng có nghĩa là gì con chưa hiểu ạ?
 
Thầy trả lời:
 
- Ầm ầm vọng thức dậy và vọng tánh dâng: 
 
+ Khi con vừa mất thì thân trung ấm con sẽ thấy được những hình ảnh âm thanh gì trong tàng thức của con mà khiến con vui nhất, hay buồn nhất, mục đích là để cản trở dụ con vào loài Thánh, nếu con không biết bài “đường về phật giới” và không vượt qua được thì lúc này sẽ bị Thánh dẫn đi.
 
+ Khi chết rồi thân trung ấm sẽ nghe được sóng âm của trái đất này nó quay ầm ầm bằng điện từ nên làm đảo lộn mọi thứ để tạo ra nhân quả, làm thân trung ấm và loài Thánh nghe được còn con người không nghe được. (Ví dụ: thác nước chảy người bình thường nghe ầm ầm, còn người điếc thì không nghe gì cả.)
 
Trò hỏi:
 
Khi nào thì gặp hiện tượng này khi ấy trung ấm thân đang bị vị thần giữ không ạ?
 
Thầy trả lời:
 
Trung ấm thân là cái hình thể là trung chuyển để đi tiếp.
 
- Có công đức thì mình sẽ thấy ông thần đứng bên và còn nói chuyện với ổng được.
 
- Không công đức thì mình không thấy ông thần đứng chỗ nào, và ông thần có quyền thực thi nhân quả ngay.
 
CHUẨN HÓA - Giải Đáp Thiền Tông Ngày 19/01/2020
 

 

 

 

 

 


Hội Thiền Tông Miền Trung

Địa chỉ: P.Nhơn Phú - TP.Quy Nhơn - Bình Định

Email: thientong2013@gmail.com