7. Đức Phật dạy tu Thiền tông
Ngày đăng: 04-10-2018||
Khi thuần thục sẽ “bị rơi vào khoảng không mênh mông vô tận”. Đức Phật gọi là “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” cũng gọi là “quê hương chân thật của mỗi người”.
MỤC LỤC
1. Lời nói đầu
2. Dẫn nhập – Đối đáp
3. Xuất hoàng cung
4. Đức Phật dạy về 10 Pháp Giới
5. Đức Phật dạy về 16 thứ Tánh Người
6. Đức Phật dạy tu Thanh tịnh Thiền
7. Công dụng 3 phần Thanh tịnh – Rỗng lặng – Hằng tri?
8. Con người có TÂM không?
9. Sao không thể nhìn được cửa “Hải triều Dương” ?
10. “Nhất tự Thiền” là tu làm sao?
11. Sao chúng con lại nói Như Lai bị ma ám ?
12. Làm nghề buôn bán, làm sao tu theo Thanh tịnh Thiền ?
13. Đang làm việc tự nhiên bị “mất thân” ?
14. Phương pháp giải thoát tiện và nhanh nhất ?
15. Công Đức lưu giữ ở đâu và để làm gì ?
16. Sao con được “Rơi vào Bể Tánh thanh tịnh Phật Tánh” dễ như vậy ?
17. Lý do gì loài người bị luân hồi ?
18. Làm cách nào cho tâm tự nhiên thanh tịnh ?
19. Sao gọi là Địa Ngục và Ngục tối ?
20. Tại sao khi lìa bỏ thế giới này mà thân vẫn còn đau nhức ?
21. Ngoài thế giới này ra, còn gọi là gì nữa ?
22. Để không bị luân hồi
23. Làm sao để Giải thoát ?
24. Pháp môn Thanh tịnh thiền đơn giản vậy mà sao không ai thực hành ?
25. Thế Tôn dạy có mấy pháp môn nơi thế giới này ?
26. Tri Kiến lập Tri, tức vô minh bổn ?
27. Pháp môn Thanh tịnh Thiền, đời sau có nhiều người tu theo không ?
28. Căn bản Phật Tánh ?
29. Nguyên lý trở về Bể Tánh thanh tịnh
30. Tiếng nói có còn hoài trong không gian không ?
31. Tu các pháp môn khác không giải thoát được sao ?
32. Con đường nhanh nhất để trở về nguồn cội ?
33. Tu làm sao để trở về Bể Tánh thanh tịnh ?
34. Vì sao Như Lai dạy 5 pháp môn tu dụng công ?
35. Cách vượt ra thế giới loài người để trở về Phật Giới ?
36. Đoán biết sự luân hồi của người thân trước khi họ qua đời ?
37. Thôi ! Dứt !
38. Sao Như Lai lại dạy các pháp môn trước ?
39. Cách tu pháp môn Thanh tịnh thiền
40. Sau khi con người rời thân tứ đại, thời gian luân hồi các nơi là bao lâu ?
41. Đức Phật thọ ký cho một cư sỹ thành Phật
42. Kệ kính mừng Phật Đản
43. Phân tích 6 pháp môn tu
44. Đức Lục Tổ dạy về ý sâu mầu của pháp môn Thanh tịnh thiền
45. Đức Lục Tổ dạy về cấp giấy và bằng chứng nhận
46. Đức Lục Tổ dạy về nguy hiểm của pháp môn Thanh tịnh Thiền
47. Ngọc Xá Lợi hiện nay lấy từ đâu ra ?
48. Sao hiện nay có đến 3 nơi dạy tu Thiền tông ?
49. Sao tu theo Thiền tông có cấp bằng chứng nhận ?
50. Đã là Thiền tông của Đức Phật dạy, sao lại có khác ?
51. Tiêu chuẩn của một Thiền sư ?
52. Khi tu dẹp hết vọng tưởng có thành Phật được không ?
53. Cách “nếm” mùi vị của Thanh tịnh Thiền ?
54. Thiền gia đối đáp với Thiền sư
55. “Tâm ta không ngữ cú, không một pháp cho người” ?
56. Sao pháp môn Thanh tịnh thiền có sức “công phá” các pháp môn trước ?
57. Người khi Ngộ Tánh như thế nào ?
58. Sao lại nói “nghiệp chướng bổn lai không” ?
59. Không lẽ các pháp môn khác của nhà Phật, không giải thoát được sao ?
60. Truyền tâm ấn có phải là truyền Thiền tông không ?
61. Tu cần, tu chánh, tu tối, tu sáng ?
62. Người tu theo Thiền tông, tại sao không được dụng công ?
63. Tâm hằng sanh muôn pháp ?
64. Lý giải cụ thể về Tam Giới mà Đức Phật nói
65. Sao Phật Hoàng Trần Nhân Tông lại để hiệu là “Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử” ?
66. Tánh và linh hồn có giống nhau không ?
67. Cúng trai tăng thế nào cho đúng ?
68. Tôi là một giảng sư, nếu tu theo Thiền tông, tôi thất nghiệp sao ?
69. “Tánh Thấy, không Thấy, chỗ xưa Niết Bàn” là thế nào ?
70. Tại sao dụng công tu là còn bị luân hồi ?
71. Phật là gì ? Ai Thấy ? Ai Nghe ?
72. Sao tôi nói pháp Thiền tông cho người khác nghe lại bị chửi ?
73. Sao không công khai đứng ra phổ biến Thiền tông cho nhiều người biết ?
74. Lộ trình của người hành Thiền tông để trở về nguồn cội ?
75. 48 Lời nguyện của Đức Phật A Di Đà là sai sao ?
76. Xin chứng minh là Thầy nhận được “mạch nguồn Thiền thanh tịnh”
77. Trong 12 bộ Kinh Đại thừa, chẳng lẽ không có Kinh nào dạy chỗ Giải thoát ?
78. Căn cứ vào đâu mà nói các pháp môn tu hiện nay không Giải thoát ?
79. Mê tín dị đoan là sao ?
80. Hùn xây 3 chùa lớn và phụ xây 7 ngôi chùa nhỏ, có được Giải thoát ?
81. Tu theo Thiền tông cốt để thành Phật ?
82. Thí nghiệm đo đạt Thanh tịnh thiền bằng máy đo “Gia tốc”
83. Những gia đình đặc biệt Ngộ Thiền
84. Lời soạn giả
85. Liên hệ để biết thêm Thiền tông
———————————————————————————————
01. LỜI NÓI ĐẦU
Kính thưa quý độc giả:
Thái tử Tất Đạt Đa tu hành chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, được hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni và thành lập ra đạo Phật. Trong 49 năm, Ngài đi nói về chân thật nơi Thế giới và Vũ trụ này, và dạy 6 pháp môn tu chánh như sau:
Một: Tiểu Thừa
Ai muốn tu biến vật thể từ nhỏ ra lớn hay trùm khắp. Ngài dạy pháp môn tu thiền “Quán” và “Tưởng”. Pháp môn này, Đức Phật dạy ban đầu nên gọi là Nguyên thủy. Nói theo hình tướng: Pháp môn này thành tựu rất nhỏ nên gọi là Tiểu thừa. Người dụng công tu để có những hiện tượng lạ như:
– Quán, Tưởng tô nước để trước mặt cho loan ra trùm khắp cả phòng, hoặc là màu đỏ của đóm lửa cây nhang, loan ra trùm khắp. Pháp môn này hiện nay được rất nhiều nước áp dụng, như:Tích Lan(Sri Lanka). Miến Điện. Lào. Campuchia. Một phần miền Nam Việt Nam.
Hai: Trung Thừa
Đức Phật dạy “Lý luận”. Pháp môn này gọi là “Triết lý Phật Thích Ca”. Người tu theo pháp môn này phần nhiều đi làm Giảng sư: Lý luận về lời dạy của Đức Phật, cho nhiều người hiểu, chứ về giải thoát, pháp môn này không biết được! Vì nằm giữa hai pháp môn Tiểu và Đại nên gọi là Trung thừa.
Ba: Đại thừa
Ai tu muốn tìm hiểu từ vật nhỏ hay lớn và khắp nơi Thế giới hay trong Vũ trụ này, Đức Phật dạy pháp “Nghi” và “Tìm”. Pháp môn này, giúp người tu biết rất rõ ràng, tường tận, từ vật nhỏ hoặc lớn. Người tu biết rất mênh mông trong Vũ trụ, nên gọi là Đại thừa.
Pháp môn này các Nhà Khoa học rất thích, nên họ áp dụng và tìm ra được sự thật bên sau vật chất, hay ẩn sâu trong vạn vật, được thành công rất nhiều. Các Nhà Khoa học gọi là “Phát minh”.
Còn người tu theo Phật giáo hiện nay, rất ít người tu pháp môn này, mà chỉ nghe họ nói, mình tu theo Đại thừa Phật giáo, chứ không thấy họ thực hành!
Vì sao không thấy họ thực hành?
– Vì họ không biết!
Khi Đức Phật dạy 3 pháp môn tu: Tiểu, Trung và Đại thừa rồi, những người theo học với Ngài, họ thắc mắc nên hỏi:
– Kính thưa Đấng Gô-Ta-Ma (cũng gọi là Cồ Đàm): Chúng tôi theo Ngài tu, nghe Ngài dạy các pháp môn: Tiểu, Trung và Đại thừa, nhưng chúng tôi không thấy hợp.Vậy, Ngài có pháp môn tu nào để đến chỗ sung sướng hay có những điều đặc biệt kỳ bí không, xin Ngài chỉ dạy cho chúng tôi?
Đức Phật thấy trong Giáo đoàn của Ngài mỗi ngày một ít người đến học, nên sẵn có người hỏi pháp tu để hưởng sung sướng và kỳ bí, nên Đức Phật dạy thêm 2 pháp môn tu nữa:
Bốn: Tịnh độ
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy: “Ai muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhìn phong cảnh tuyệt hảo, chân đi trên đất bằng vàng, nghe chim muông ca hót, toàn là những thứ chim quí. Quí ông tu theo pháp môn “Tịnh Độ”.
Sao gọi là Tịnh Độ?
– Tịnh, là Thanh tịnh.
– Độ, là đưa qua.
Đưa qua đâu?
– Vì các ông đang sống trong ồn ào luân chuyển của Vật lý Thế giới và bị sức hút của Âm Dương, nên không ai an ổn được! Pháp môn tu này đưa các ông đến nơi thanh tịnh, các ông không còn bị luân hồi nữa.
Như Lai dạy các ông cách tu pháp môn này như sau:
Khi Tâm các ông thật sự thanh tịnh, có hiện tượng gì, tức khắc nhận ngay. Nếu không có duyên nhận, liền niệm Phật A Di Đà; mà phải niệm cho đến khi nào Tâm mình không còn một niệm, tức là vô niệm. Đến đây, các ông sẽ thấy được lần thứ 2, liền nhận. Nếu không nhận được nữa, thì thôi, Đức Phật “A Di Đà” và các vị “Phụ tá” của Ngài sẽ đến rước người niệm về nước của Ngài ở. Cõi của Ngài ở rất thanh tịnh, trang nghiêm và có đủ thứ mà các Ông Bà ham muốn. Vì vậy, nước của Ngài được gọi là “Tịnh Độ”.
Năm: Mật chú
Pháp môn thứ 2 là niệm “Mật chú”: Pháp môn tu này các ông dùng câu “Thần chú” để niệm, các ông cũng niệm liên tục, niệm cho đến khi nào tiếng niệm của các ông không còn nữa, tức khắc các ông bị “rơi vào trạng thái rất kỳ diệu”; cái kỳ diệu đó, ở Thế giới này các ông không tìm thấy bất cứ nơi đâu. Pháp môn niệm Mật chú này, Như Lai gọi là tu “Mật Chú tông”. Khi Tâm được thật sự thanh tịnh rồi, các ông muốn gì, thì những hiện tượng ấy sẽ hiện ra!
Sáu: Thanh tịnh thiền
Ai muốn tu giác ngộ để được giải thoát, Đức Phật dạy pháp môn tu “Tối Thượng thừa thiền”. Pháp môn này không Quán, không Tưởng, cũng không Lý luận hay không Nghi Tìm gì cả, mà chỉ cần để Tâm tự nhiên:
– “Thanh tịnh, rỗng lặng và hằng tri”.
Khi thuần thục sẽ “bị rơi vào khoảng không mênh mông vô tận”. Đức Phật gọi là “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” cũng gọi là “quê hương chân thật của mỗi người”. Vào đây, không còn bị sức hút của Vật lý Thế giới này nữa, nên được giải thoát!
Người sưu tầm, biên soạn kiêm tác giả NGUYỄN NHÂN, tức Nguyễn Công Nhân