Tại sao càng tu Thiền tông cái tôi càng lớn
Ngày đăng: 28-03-2022
Người tu Thiền Tông mà không muốn chấp Pháp, thì Buông cái Tưởng và Kiến chấp, thì chấp pháp hết liền.
Trò hỏi 1/5:
Người tu Thiền tông mà hay thấy mình nghĩ gì, làm gì cũng đúng và cứ thấy cái sai của Thầy, của người đi trước, của Huynh đệ hoặc bạn đồng tu với mình. Là do điều gì, và có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình và con đường giải thoát không?
Thầy trả lời:
Người tu Thiền tông, mà hay thấy người khác sai, người tu này là đệ tử của các vị thánh lang thang đó. Con đường giải thoát bị Vị Thần quản lý đóng cứng cửa lại.
Trò hỏi 2/5:
Tại sao mới về tu thì cái “tôi” nó ít, tính tình hiền lành nết na, mà một thời gian khi hiểu biết nhiều thì cái tôi càng nhiều hơn, ai đụng đến danh dự của mình là nổi sân và tức giận thời gian rất lâu ạ?
Thầy trả lời:
Người tu này được thành thánh rồi.
Trò hỏi 3/5:
Người tu Thiền tông mà có tánh: Sân si, hơn thua, đố kỵ, miệt thị, nghi kỵ, nghe lời người bất thiện, để cùng nhau xem thường người đi trước, hoặc người giới thiệu mình vào Bí mật Thiền tông. Thì có ảnh hưởng gì đến việc tu tập của mình không?
Thầy trả lời:
Người này vĩnh kiếp mãi trầm luân.
Trò hỏi 4/5:
Thưa Bác! Vì sao nói “Thiền thanh tịnh là nơi Cực Lạc, người thanh tịnh đã khác người trần, sống riêng trong cõi tinh thần, trau dồi tâm trí sắc thân chẳng màng”?
Thầy trả lời:
Tu Thiền thanh tịnh là sống an lạc, tu Thiền thanh tịnh là không như người bình thường, chỉ sống với tánh chân thật của mình là tánh người và tánh Phật; sống không hơn thua, không tranh giành,...
Trò hỏi 5/5:
Thưa Thầy, làm sao để không còn chấp Pháp nữa, để luôn thấy cái lỗi của mình và không còn thấy cái lỗi của người khác ạ?
Thầy trả lời:
Người tu Thiền Tông mà không muốn chấp Pháp, thì Buông cái Tưởng và Kiến chấp, thì chấp pháp hết liền.
Giải Đáp Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam 27/02/2022